Khẳng định vai trò Công đoàn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Phát huy vai trò Công đoàn trong phòng, chống dịch | |
Khẳng định vai trò Công đoàn vì sự phát triển của doanh nghiệp | |
Tăng cường vai trò Công đoàn trong cải thiện điều kiện, môi trường làm việc |
Nhiều cách làm hay, hiệu quả
Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/TLĐ-NN&PTNT về đẩy mạnh phong trào CNVCLĐ thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, giai đoạn 2009- 2019 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam với Bộ NN&PTNT, ông Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn NN&PTNT Việt Nam cho biết: Thông qua phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều điển hình, với cách làm hay, hiệu quả.
Tiêu biểu như Công đoàn Điện lực Việt Nam đã quán triệt công nhân, viên chức, lao động trong ngành nhận thức sâu sắc việc cung cấp điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững, điều kiện bảo đảm nâng cao đời sống nông dân. Theo đó, tổ chức Công đoàn đã tham gia kiến nghị để người dân được sử dụng đúng với giá điện của Chính phủ quy định.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2020-2030. Ảnh: Đ.Hải |
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho các hộ nghèo và các hộ có thu nhập thấp được sử dụng với giá điện chỉ bằng 75% chi phí giá thành. Giá bán điện cho bơm nước tưới tiêu trong nông nghiệp cũng duy trì nhiều năm bằng khoảng 50% chi phí giá thành.
Đến nay, trên cả nước tỷ lệ số xã/phường/thị trấn có điện lên 100% (số xã có điện lưới đạt tỷ lệ 99,86%) số hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt tỷ lệ 99,37% hộ nông thôn có điện (số hộ có điện lưới đạt tỷ lệ 99,37%). Đặc biệt, đến tháng 7/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đưa điện lưới đến 2 xã cuối cùng trên cả nước.
Các LĐLĐ tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương tổ chức thực hiện phong trào thi đua liên kết phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với phong trào“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” hướng vào thực hiện các chỉ tiêu của địa phương đã đề ra.
Tại nhiều địa phương, tổ chức Công đoàn đã đảm nhận đỡ đầu và chỉ đạo làm điểm xây dựng nông thôn mới tại các xã, cử cán bộ xuống cùng với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể ở xã khảo sát nắm thực trạng, xây dựng kế hoạch triển khai NQ26/TW và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Công đoàn đã huy động sự đóng góp của công nhân, viên chức, lao động tại các tỉnh tạo nguồn kinh phí trực tiếp hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
Tiêu biểu như LĐLĐ thành phố Hà Nội đã hỗ trợ 26 xã khó khăn xây dựng 26 nhà trẻ, điểm vui chơi cho con em nông dân và cải tạo 6 nhà lưu trú cho giáo viên với số tiền hỗ trợ là 3,3 tỷ đồng, tặng 25 máy cày cho nông dân huyện Sóc Sơn giá trị 300 triệu đồng. Thành phố đã tập trung xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đến nay có 127 mô hình, tăng 21 mô hình so với giai đoạn trước.
Qua 10 năm, bộ mặt nông thôn tại các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư; tỷ lệ xã có đường ô tô được bê tông và nhựa hóa 100%; đường trục thôn và liên thôn bê tông hóa 95%; 100% xã có trạm y tế, có bác sĩ và nhiều xã đạt chuẩn quốc gia về y tế…
Hay như LĐLĐ tỉnh Nam Định trực tiếp giúp đỡ triển khai mô hình bảo vệ môi trường tại 10 xã làm điểm, trong đó đầu tư vào 9 mô hình thu gom rác thải, 1 mô hình trồng cây xanh, với tổng kinh phí hỗ trợ là trên 2 tỷ đồng. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 209/209 xã (100% số xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới…
Khơi dậy sức sáng tạo trong đoàn viên, người lao động
Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; phát huy kết quả đạt được trong phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2009-2019, chiều 8/6, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất ký kết, triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giai đoạn 2020-2030.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để khuyến khích các hình thức tập hợp, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia đề xuất các ý tưởng, nghiên cứu các đề tài, triển khai thực hiện các sáng kiến, mô hình, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đoàn viên, người lao động ưu tiên sử dụng hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Hai bên sẽ phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nông dân, tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tiếp tục xây dựng, phát huy quan hệ gắn kết giữa công nhân - nông dân - trí thức. Nâng cao hiệu quả việc liên kết 4 nhà "Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông" trong lĩnh vực nông nghiệp…
Đặc biệt, hai bên sẽ tăng cường phối hợp trong công tác đào tạo, đào tạo lại chuyển đổi nghề, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức, kỹ năng lao động, sản xuất cho nông dân; tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Khuyến khích và đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề cho lao động ngành nông nghiệp, nông thôn.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ hưởng ứng Chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động”, theo đó có chính sách bán các sản phẩm, hàng hóa của ngành nông nghiệp với giá ưu đãi cho công nhân, viên chức, lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở tập trung đông công nhân lao động.
Ngược lại, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương tiếp tục phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc ngành nông nghiệp để thỏa thuận, ký kết hợp tác thực hiện Chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động”. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động sử dụng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42