Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (3/3/1949 - 3/3/2024):

Khẳng định vai trò là “cầu nối” ý Đảng và lòng dân

Với sứ mệnh “Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, trải qua chặng đường 75 năm (3/3/1949 - 3/3/2024) phát triển, ngành Tuyên giáo Thủ đô không ngừng đổi mới cả nội dung và phương thức hoạt động, góp phần tạo sự thống nhất nhận thức, hành động trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội và tạo động lực xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Quận Hoàng Mai: Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng nâng cao Huyện Quốc Oai cần nâng cao chất lượng hệ thống y tế, giáo dục Khoảng 85% người dân Hà Nội được quản lý sức khỏe

Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chỉ hơn một tháng sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Thành phố Hà Nội được thành lập.

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Bắc kỳ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Đội tuyên truyền xung phong gồm các đồng chí: Lê Đình Tuyển, Đinh Xuân Nhạ, Giang Đức Cường. Đội đã cùng với một số đảng viên là người của Hà Đông - Sơn Tây gồm: Bùi Doãn Chân, Lều Thọ Nam, Hoàng Văn Năng… tích cực tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân, tập hợp quần chúng vào các đoàn thể, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, mở rộng và phát triển cơ sở cách mạng không chỉ ở Hà Nội mà còn ở cả một số vùng của Hà Đông và Sơn Tây. Đây chính là tổ chức tiền thân của Ban Tuyên huấn Thành ủy sau này.

Khẳng định vai trò là “cầu nối” ý Đảng và lòng dân
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản chủ trì gặp mặt cán bộ hưu trí cơ quan Ban Tuyên giáo Thành ủy nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I, nhiệm vụ chủ yếu của công tác tuyên truyền ở 3 đảng bộ Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây là vận động nhân dân bảo vệ chính quyền non trẻ, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

Ngày 3/3/1949, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TUHN tách Ban Tuyên huấn ra khỏi Ban Đảng vụ - đánh dấu sự ra đời của Ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội.

Nhiệm vụ chủ yếu của các Ban Tuyên huấn Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây những năm 1949 - 1954 là tập trung tăng cường huấn luyện lập trường tư tưởng, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên; tham gia gây dựng cơ sở cách mạng. Đồng thời, tuyên truyền tin chiến thắng trên các chiến trường, khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng Thủ đô. Từ đó, ngày 3/3/1949 đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời của cơ quan Tuyên huấn, nay là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Trong 75 năm qua, với sứ mệnh “Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, ngành Tuyên giáo Thủ đô luôn giữ vị trí trọng yếu, trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Công tác tuyên giáo của Đảng bộ Thành phố không ngừng được đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính dự báo và sự sắc bén, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước. Đặc biệt, kể từ dấu mốc Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, hệ thống Tuyên giáo Thủ đô như “những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”, luôn phát huy vai trò xung kích và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy đổi mới việc tổ chức, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Hệ thống Tuyên giáo Thủ đô kịp thời nắm bắt tình hình dư luận về các vấn đề liên quan đến các chủ trương, chính sách lớn cũng như các vấn đề đột xuất phát sinh trên địa bàn thành phố; xử lý hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh; đấu tranh, đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần mang lại sự bình yên cho Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Nhìn lại 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành Tuyên giáo thành phố Hà Nội tự hào đã có những đóng góp vào thành tích chung của Thủ đô và đất nước. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, Thành phố trao tặng.

Khẳng định vai trò là “cầu nối” ý Đảng và lòng dân
Ngành Tuyên giáo thành phố Hà Nội góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Năm 2024 được xác định là giai đoạn “tăng tốc” để bước vào năm 2025 - năm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhiệm vụ của Thành phố cũng như của ngành Tuyên giáo rất nặng nề, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo,...

Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô trong số báo Xuân Giáp Thìn 2024, đồng chí Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, cùng với triển khai các nhiệm vụ thường xuyên, Ban Tuyên giáo Thành ủy tập trung triển khai tốt một số nội dung trọng tâm.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, các văn bản chỉ đạo có tính chiến lược của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của Thành phố,...; tích cực góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những định hướng của Thành phố thực sự đi vào cuộc sống.

Đồng thời, tham mưu tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền kết quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô gắn với đẩy mạnh tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc theo tinh thần Chỉ thị số 24 ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ triển khai Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm của Thành phố.

Tiếp tục tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, hoạt động chống phá, gây chia rẽ của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng...

Chủ động, tích cực hơn nữa trong tham mưu, dự báo tình hình, định hướng tư tưởng dư luận xã hội, tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở, ngành trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân theo tinh thần Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, nghị quyết của Thành ủy về phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,...; thường xuyên quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, nhất là với thế hệ trẻ. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm chính trị. Tham mưu, tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện cũng như tiến hành sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên các lĩnh vực: Khoa giáo; Báo chí - xuất bản; Văn hóa - văn nghệ; Giáo dục lý luận chính trị; Nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng,...

Khẳng định vai trò là “cầu nối” ý Đảng và lòng dân
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Tuyên giáo năm 2023.

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024, trọng tâm là kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tích cực chuẩn bị các nội dung để tham mưu giúp cấp ủy tổ chức tổng kết các chương trình công tác thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng như tham gia xây dựng văn kiện trình Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đặc biệt, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo; chủ động phát hiện và khai thác các “điều kiện”, “nhân tố” mới để tăng tính hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức thông tin, tuyên truyền, vận động, đảm bảo kịp thời, đúng thời điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động của công tác Tuyên giáo; thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý đăng tải hình ảnh và tuân thủ kỷ luật phát ngôn, nhất là trên mạng xã hội.

Với truyền thống và kinh nghiệm qua 75 năm rèn luyện, trưởng thành, hệ thống Tuyên giáo Thủ đô sẽ tiếp tục phát huy thành tựu đạt được, đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, nắm vững thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động