Khi doanh nghiệp bước vào “sân chơi” thực tế ảo

Mức độ quan tâm đến thực tế ảo đang bùng nổ khi các doanh nghiệp dần khám phá ra những ứng dụng tuyệt vời mà công nghệ này mang lại, nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Công nghệ thực tế ảo còn hứa hẹn sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Công nghệ giúp con người hẹn hò thế nào vào năm 2040

Nhiều lợi thế so với hội chợ truyền thống

Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng trên 1.000 hội chợ thương mại quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó có gần 500 hội chợ với quy mô cấp tỉnh và thành phố, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các công ty kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại. Các hội chợ thương mại là nơi để doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng, giới thiệu sản phẩm, từ đó mở ra cơ hội thông qua các hợp đồng với đối tác.

Khi doanh nghiệp bước vào “sân chơi” thực tế ảo
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợ truyền thống sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản kinh phí không nhỏ dành cho việc thiết kế thi công gian hàng hội chợ, chi phí cho gian hàng, chi phí quản lý và dịch vụ, chi phí vận chuyển vật liệu và sản phẩm, chi phí kho lưu trữ, nhân sự, truyền thông… Để giải quyết vấn đề này, những “gian hàng” thực tế ảo là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đồng thời còn có khả năng tăng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp bởi các ứng dụng tiện ích trên nền tảng công nghệ số.

Chia sẻ với Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Khánh Toàn - Giám đốc NWS Corp cho biết, xu hướng hiện nay, thương mại điện tử cũng như kỹ thuật số phát triển rất mạnh nên việc ứng dụng công nghệ để tổ chức các hội chợ ảo là một hình thức mà nhiều doanh nghiệp quan tâm.

“Tham gia hội chợ truyền thống doanh nghiệp có cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng, nhưng lại tốn nhiều chi phí. Đối với các doanh nghiệp có mặt hàng nhỏ gọn thì một gian hàng từ 5-10m2 là có thể trưng bày sản phẩm của mình, nhưng đối với những doanh nghiệp sản xuất máy móc cồng kềnh thì việc tham gia một hội chợ trực tiếp phải mất rất nhiều chi phí. Trong khi đó, gian hàng thực tế ảo lại không bị hạn chế diện tích. Các thiết kế mạnh về đồ họa sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng hơn hẳn”, ông Nguyễn Khánh Toàn phân tích.

Tại Việt Nam đã có nhiều hội chợ triển lãm trên nền tảng công nghệ thực tế ảo. Dự kiến vào cuối tháng 7/2022, tại Hà Nội, Hội chợ triển lãm “Sản phẩm có trách nhiệm với Xã hội và Môi trường 2022” sẽ được tổ chức trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (Virtual Exhibition) - hình thức triển lãm dựa vào nền tảng trực tuyến, cho phép người xem tham gia và tương tác như các sự kiện bình thường bằng các thiết bị thông minh như smartphone, PC, table, thiết bị VR,…

Phát biểu tại sự kiện giới thiệu Hội chợ, bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Công nghệ thực tế ảo đã và đang là một xu hướng phát triển và phổ biến trên toàn thế giới. Việc tổ chức hội chợ triển lãm ảo cũng là một trong những hoạt động tích cực để xúc tiến đầu tư và thương mại với mục tiêu đồng hành với doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện nay về việc quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả, nhất là ở bối cảnh các doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Thanh Trì (Hà Nội), ông Trịnh Văn Đồng chia sẻ: “Tôi từng tham gia nhiều hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, lượng khách đến xem khá nhiều nhưng người mua thì ít, bởi tâm lý đến “xem” hội chợ của người dân là chính. Tôi nhận thấy việc trưng bày tại các gian hàng nhỏ trong hội chợ rất khó để khoe ra hết các sản phẩm và đặc tính của sản phẩm. Nhưng ở gian hàng thực tế ảo thì lại khác. Chúng tôi đã dùng công nghệ để hiển thị thông số, giá bán, chất liệu, các góc xoay,… và đặc biệt là thời hạn bày bán trên gian hàng ảo được lâu hơn, mất ít chi phí hơn so với gian hàng truyền thống”.

Có thể thấy, với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và hành vi người dùng, các doanh nghiệp, nhãn hàng luôn phải tối ưu nguồn lực của mình và đặt khách hàng làm trọng tâm để có thể tồn tại và phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng với những trải nghiệm và giá trị khác biệt, tối ưu hoá chiến lược quản lý và chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng doanh số. Môi trường kỹ thuật số cũng là nơi doanh nghiệp có thể quảng cáo nhằm vào đối tượng cụ thể với chi phí tối ưu, mang đến những chương trình ưu đãi riêng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân.

Thay đổi phương thức kinh doanh

Những ứng dụng của thực tế ảo mở rộng có thể cung cấp khả năng dùng thử trực quan, cho phép xem sản phẩm theo mọi góc độ và có thể trình chiếu sản phẩm trong không gian ba chiều mà khách hàng mong muốn. Đặc biệt, công nghệ thực tế ảo mang lại lợi ích lớn cho các công ty bất động sản, du lịch và cả các cửa hàng thương mại điện tử khi cho phép khách hàng khám phá môi trường xung quanh từ xa mà không cần phải đến tận nơi.

Các chuyên gia khẳng định, việc phân tích dữ liệu sở thích và hành vi của khách hàng cung cấp cho các nhãn hàng, doanh nghiệp bán hàng một nguồn thông tin giá trị để hiểu biết sâu hơn về khách hàng, có thể đưa ra dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Các giải pháp liên quan đến dữ liệu lớn cho phép các thương hiệu tối ưu hóa giao tiếp với khách hàng và cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đứng trước cơ hội phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng công nghệ số và tạo ra các đột phá về sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến việc số hóa và xây dựng kênh bán hàng online, chatbot cũng như ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong truyền thông, quảng cáo sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với sự bùng nổ của thị trường trong năm 2022, công nghệ thực tế ảo tăng cường sẽ không còn chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp lớn với tiềm lực lớn mà còn mở ra cơ hội cho các hãng bán lẻ nhỏ và vừa.

Hiện nay, có nhiều nền tảng công nghệ cho phép tổ chức trực tuyến tất cả các loại hình sự kiện như hội nghị, triển lãm, hội chợ,… thông qua việc mô phỏng toàn bộ không gian của một sự kiện trong thực tế và tích hợp đầy đủ các tính năng để phục vụ mục đích tương tác, trải nghiệm, đánh giá. Tùy nhu cầu khách hàng mà không gian triển lãm sẽ được thiết kế khác nhau, kịch bản trải nghiệm cũng được xây dựng phù hợp mục đích. Khách tham quan trên nền tảng số sẽ có cảm giác và trải nghiệm như đang tham dự một sự kiện thực tế. Đặc biệt, người tham quan có thể tương tác với chủ gian hàng qua tính năng chat, video call, đánh giá, mua hàng, nhận quà.

Trong sự phát triển của công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ thực tế ảo đã và đang là một xu hướng công nghệ phát triển và phổ biến trên toàn thế giới. Điều này sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực, phù hợp với xu hướng quốc tế./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động