Khi người lao động được ấm bụng

(LĐTĐ) Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân nào đói ăn, thiếu mặc… các cấp, ngành, địa phương của thành phố Hà Nội vẫn đang khẩn trương, linh hoạt, đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh đến với người dân (người lao động), trong đó có việc chi trả cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù theo tinh thần Nghị quyết 15/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố.
10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội Gần 275.000 lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ Xác nhận danh sách cho gần 176.000 lao động được nhận chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Chi trả hỗ trợ bất kể thời gian

Ngay sau khi Nghị quyết 15/NQ-HĐND được ban hành và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố có Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 15/8/2021 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ theo tinh thần của Nghị quyết này, các địa phương trên toàn Thành phố đã khẩn trương vào cuộc, triển khai đưa chính sách hỗ trợ đến với đối tượng thụ hưởng.

Hầu hết các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã rà soát, lên danh sách những đối tượng quản lý như hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, trình UBND quận, huyện phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ và tiến hành chi trả.

Khi người lao động được ấm bụng
Cán bộ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm chi trả chính sách hỗ trợ đặc thù cho người dân tại gia đình.

Điển hình, tại huyện Hoài Đức, ngay từ ngày 17/8, UBND huyện Hoài Đức đã ban hành Quyết định số 4419/QĐ-UBND về việc phê duyệt hỗ trợ 3 nhóm đối tượng 1, 2, 3, trong đó có 1.020 hộ cận nghèo; 6.218 đối tượng bảo trợ xã hội; 2.095 người có công, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Ngay từ sáng ngày 18/8 các xã trên địa bàn huyện Hoài Đức đã triển khai việc chi trả chế độ cho các đối tượng tại nhà. Việc chi trả tại huyện Hoài Đức được tiến hành khẩn trương, liên tục nhằm hoàn thành ngay trong hai ngày 18 và 19/8/2021.

Tại quận Hà Đông, Trưởng phòng LĐTB&XH Quận, Đỗ Minh Loan thông tin: Quận Hà Đông đã phê duyệt, chi trả cho 6.920 người, trong đó 278 hộ cận nghèo, 2.851 người có công, thân nhân người có công và 3.791 đối tượng bảo trợ xã hội. Trong hai ngày 18/8 và 19/8/2021, các phường của quận đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng.

Tại huyện Gia Lâm, ngày 19/8/2021, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội với tổng số 9.022 đối tượng được thụ hưởng, trong đó có 2.393 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, 6.041 người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng và 588 hộ cận nghèo năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng trên địa bàn huyện Gia Lâm là hơn 9 tỷ đồng.

Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Gia Lâm Lê Thị Kim Châu cho biết, ngay sau khi có quyết định của UBND huyện, các xã, thị trấn đã chủ động ứng tiền chi trả cho người dân bất kể ngày đêm, kể cả trong ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, phấn đấu hoàn thiện việc chi trả nhanh nhất là ngày 23/8 và chậm nhất là trước 25/8.

Nhận được hỗ trợ của Thành phố, mọi người dân đều phấn khởi cho rằng, việc HĐND thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù là hết sức kịp thời, thể hiện sự vì dân và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ông Nguyễn Viết Nhương- thương binh 2/4 (thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) xúc động bộc bạch: “Hai vợ chồng tôi đều đã cao tuổi, trồng được sào rau để có thêm đồng ra, đồng vào, nhưng dịch Covid-19 không đi bán được. Các con làm nghề may, thợ xây cuộc sống khó khăn nên không giúp được gì cho bố mẹ. Nhận được sự hỗ trợ này của Thành phố, gia đình tôi rất phấn khởi và cảm động. Tôi cảm ơn lãnh đạo Thành phố đã quan tâm kịp thời tới người dân trong lúc khó khăn”.

Ông Phạm Văn Mai, thôn 2, xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, đối tượng thương bệnh binh được nhận hỗ trợ tại nhà hôm 22/8 cũng chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ vì vừa thấy tivi thông báo được có vài hôm mà nay đã nhận được hỗ trợ. Việc Thành phố quan tâm, hỗ trợ người dân trong đại dịch là vô cùng đáng quý. Nay lại được cán bộ UBND xã đến trao hỗ trợ trực tiếp nên tôi rất cảm kích". Khi được nhận hỗ trợ, ông Trần Cửu Đệ - thương binh hạng 2 phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, cũng vô cùng xúc động.

“Đợt dịch Covid-19 lần này, nhà tôi và tất cả mọi gia đình khác đều bị ảnh hưởng. Trong lúc khó khăn, Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã quan tâm kịp thời đến các gia đình chính sách, lao động tự do... nên chúng tôi hết sức cảm động và tự giác thực hiện giãn cách để phòng chống dịch”- ông Đệ nói.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh

Theo thông tin của Sở LĐTB&XH Hà Nội, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được cán bộ các quận, huyện, phường, xã, khu dân cư, tổ dân phố khẩn trương tiến hành ngay, liên tục cả trong những ngày nghỉ cuối tuần. Theo đó, tính đến 15 giờ ngày Chủ nhật 22/8, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 279.625 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 279,625 tỷ đồng; trong đó, đã thực hiện chi trả cho 204.780 người, hộ gia đình với số tiền 204,780 tỷ đồng.

Cụ thể, nhóm 1, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 35.931 hộ nghèo và hộ cận nghèo với số tiền 35,931 tỷ đồng, đến nay, các địa phương đã chi trả hỗ trợ được 25.552 hộ với số tiền 25,552 tỷ đồng. Nhóm 2, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 170.710 đối tượng Bảo trợ xã hội với số tiền 170,710 tỷ đồng, đến nay các quận, huyện, thị xã đã chi trả hỗ trợ được 120.669 đối tượng với số tiền 120,669 tỷ đồng.

Đối với nhóm 3, đã có 72.984 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được các quận, huyện phê duyệt hỗ trợ số tiền 72,984 tỷ đồng. Trong đó, các quận, huyện đã thực hiện chi trả hỗ trợ được 55.204 người với số tiền 55,204 tỷ đồng.

Cùng với triển khai chính sách hỗ trợ đặc thù của Thành phố, Sở LĐTB&XH Hà Nội cũng cho biết, tính đến ngày 22/8/2021, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội với kinh phí 234,12 tỷ đồng, các quận, huyện, bảo hiểm xã hội đã thực hiện chi trả được 205,96 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm đối tượng lao động tự do được thực hiện chi trả nhiều nhất. Các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 43.553 lao động tự do với số tiền 65,32 tỷ đồng và đã thực hiện hỗ trợ cho 28.247 lao động với số tiền 42,37 tỷ đồng.

Sở LĐTB&XH Hà Nội khẳng định, mặc dù dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường nhưng công tác thực hiện an sinh đối với các đối tượng xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay cơ bản vẫn được duy trì tốt và đảm bảo, qua đó tạo giá đỡ an sinh vững chắc, giúp cho người dân, người lao động khó khăn được ấm lòng, thêm động lực vượt qua những khó khăn của thời kỳ dịch bệnh, đồng lòng thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch của Thành phố. /.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động