Khi những con đường, góc phố được “khoác áo mới”
‘Khoác áo mới’ cho dải phân cách tạo điểm nhấn đô thị “Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội |
Phế thải sinh hoạt thành tác phẩm nghệ thuật
Nằm bên bờ đê sông Hồng, cách xa trung tâm Thủ đô khoảng 15km, làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mang đến cho bất kỳ ai ghé thăm một cảm giác bình yên với không khí thoáng đãng, những con ngõ đậm nét làng Việt xưa. Làng Liên Mạc vốn là tên gọi từ xa xưa của thôn Hoàng Liên (gồm Tổ dân phố Hoàng Liên 1, Tổ dân phố Hoàng Liên 2 và Tổ dân phố Hoàng Liên 3). Đến nay, tên gọi này vẫn được người dân nơi đây lưu giữ lại khi xây dựng cổng làng.
Người dân làng Liên Mạc vui mừng khi những con đường, góc phố được khoác thêm áo mới. Ảnh: K.Tiến |
Gần đây, nhiều người đến làng Liên Mạc đã phải ngạc nhiên vì những bức tường cũ được tô điểm bằng nhiều bức tranh nghệ thuật sống động. Người dân ở đây đã biến đường làng, ngõ xóm thành nơi “triển lãm tranh” với những bức họa bằng vật liệu tái chế đẹp mắt.Hơn 200 mét đường làng là những bức tranh đầy tính nghệ thuật độc đáo. Những tác phẩm này được ghép lại từ những mảnh vỡ chai, lọ... tưởng chừng như vô dụng. Đặc biệt, mỗi bức tranh đều mang “thông điệp” riêng, cũng là nơi gửi gắm tình cảm, gợi nhớ kỉ niệm của người dân làng Liên Mạc như: Hình ảnh của làng xóm, ruộng đồng, hình ảnh con trâu…
Ông Nguyễn Kế Hiền - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 cho biết, để làm đẹp cho quê hương, trước đây chúng tôi đã có ý tưởng về việc làm tranh bích họa tại các con đường của Tổ dân phố. Tuy nhiên, sau đó một số người dân lại đưa ra ý kiến về việc hiện nay trên địa bàn có rất nhiều hộ gia đình sau khi xây nhà xong rác thải xây dựng rất nhiều, chi bằng tận dụng những đồ thừa này để làm nên những bức tranh nghệ thuật. “Sau đó, người dân đã chuyển hướng từ tranh bích họa thành con đường nghệ thuật từ những vật liệu bỏ đi. Người này truyền tai người kia về thông điệp bảo vệ môi trường. Từ đó, phong trào ngày càng lan tỏa đến mọi người”, ông Hiền cho biết.
Chị Nguyễn Thị Hiên (người dân trong làng Liên Mạc) là một trong số những người đầu tiên và tích cực nhất trong việc “biến vật liệu phế thải” thành con đường nghệ thuật như hiện nay. Chị chia sẻ, những ngày đầu tuyên truyền ý tưởng độc đáo này đã khiến không ít người hoài nghi về mức độ rủi ro. Tuy nhiên, điều đó đã không khiến chị nhụt chí. Thời điểm ban đầu chị cùng với một số người dân đi từng nhà, từng xóm để xin những mảnh bát đĩa, chai lọ rồi lại tuyên truyền ý tưởng của mình tới mọi người.Thời gian sau đó, đã có không ít người dân tự chở vật liệu phế thải tới nhà chị Hiên và tham gia vào việc triển khai ý tưởng này.
Sau khi gom được một lượng lớn vật liệu như gạch, ngói, bát, đĩa vỡ… chị Hiên đã cùng mọi người tạo lên những tác phẩm đầu tiên là bức tranh được ghép chữ “Làng Liên Mạc”. Nói về tác phẩm đầu tiên, chị Hiên không ngần ngại chia sẻ: “Khi chúng tôi bắt đầu làm thì cũng chưa ai có kinh nghiệm trong việc này cả. Từ những việc nhỏ nhất như thu gom phế liệu, tập kết cho đến việc cưa, mài, lau chùi…thì chúng tôi đều phải tìm hiểu trên mạng và nghĩ ra cách để triển khai. Sau khi gắn xong bức tranh đầu tiên, tuy hơi xấu xí, mấp mô nhưng nó là thành quả vất vả của nhiều người tạo nên, tôi cảm thấy rất vui”.
Ngay sau những bức tranh đầu tiên được hoàn thiện, ý tưởng độc đáo đã nhanh chóng được lan rộng và được mọi người dân trong làng Liên Mạc ủng hộ. Từ người già đến trẻ em cũng đều hăng hái tham gia, mỗi người một công đoạn. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ của Công ty Mỹ thuật Liên Vũ phác họa những nét cơ bản cho các bức tranh trên tường, nên những lúc rỗi rãi thứ 7, chủ nhật, thậm chí buổi tối bà con cũng tranh thủ thắp điện để hoàn thiện.
Ông Nguyễn Văn Thọ (56 tuổi), người dân làng Liên Mạc chia sẻ: Thấy tường nhà mình cũng như tường quanh làng ẩm mốc, vừa mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường, mọi người đã cùng nhau bàn bạc cải tạo cho đường làng ngõ xóm thêm xanh, sạch, đẹp. Từ khi có con đường nghệ thuật này, bà con rất phấn khởi và tự hào, bởi tự mình đã tô điểm thêm nét đẹp cho quê hương. “Con đường vừa giải quyết được rác thải vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Người dân chúng tôi mong muốn con đường này sẽ được nối dài, trải rộng mãi để tô điểm thêm cho đường làng ngõ xóm thêm sạch, đẹp”, ông Thọ bày tỏ.
Lan tỏa thông điệp từ sự chung tay của cộng đồng
Có thể thấy, việc hoàn thành con đường nghệ thuật tại Liên Mạc là minh chứng cho sự đồng lòng, chung sức của cả cộng đồng. Ngoài mục đích làm đẹp cho không gian sống, việc hình thành nên con đường còn mang ý nghĩa tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong làng. Bí thư Chi bộ - Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 Nguyễn Kế Hiền cho biết, trong thời gian tới, địa phương cũng đã có ý tưởng sẽ cải tạo khắp các con ngõ của cả ba tổ dân phố thôn Hoàng Liên. “Dự án này hết sức ý nghĩa, phát huy trách nhiệm, ý thức của từng người dân, hộ gia đình trong việc gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường cộng đồng. Đường phố đẹp khiến người dân không nỡ để rác bừa bãi”, ông Hiền thông tin.
Ngoài ra, để giữ cho tổ dân phố tại địa bàn cư trú luôn đáp ứng các tiêu chí: Xanh - sạch - đẹp, nhiều mô hình hay, sáng tạo cũng đã được phát triển và duy trì. Thời gian qua, Liên Mạc cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong bộ mặt đô thị. Cụ thể, việc duy trì vệ sinh môi trường, kiến tạo sân chơi xanh cũng được các cấp chính quyền và người dân nơi đây quan tâm. Người dân rất tích cực tổng vệ sinh, dọn dẹp, trang trí đường, ngõ thêm sạch, đẹp, đặc biệt là trồng và bảo vệ cây xanh. “Công tác tuyên truyền, mà chủ yếu là vận động người dân tham gia vào việc trồng và bảo vệ cây xanh, vườn hoa cũng đã phát huy được hiệu quả. Từ 1 người, rồi 2 người, rồi 3 người, đến nay, hầu hết người dân đã nhiệt tình tham gia”, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố Hoàng Liên 2 chia sẻ.
Không chỉ ở Liên Mạc, mà rất nhiều địa phương khác ở Hà Nội, việc xây dựng đô thị văn minh cũng đã huy động được sức mạnh tập thể. Ví dụ, tại ngõ Ao Dài, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, những bức tranh bích họa đầy màu sắc đã được sáng tạo để thay thế màu tường cũ kĩ, đơn điệu, nhằm làm đẹp phố phường. Hay tại ngõ 342 đường Khương Đình (quận Thanh Xuân), sau khi bị ảnh hưởng từ vụ cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cách đây gần 2 năm, những bức tường nơi đây đã trở thành nơi... dán tờ rơi quảng cáo, tập trung rác thải. Thế nhưng gần đây, bức tường dài 86m, cao 2,7m ấy đã mang một diện mạo mới bởi ý tưởng sáng tạo của các đoàn viên, thanh niên và người dân trong phường.
Có thể thấy, việc người dân đồng thuận để cùng nhau trang hoàng ngõ, xóm, xây dựng văn minh đô thị ở nhiều nơi là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đang hiện hữu ở Hà Nội. Nhờ sự đồng lòng của người dân, Thủ đô đang dần trở nên sáng, đẹp, văn minh hơn. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43