Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Khởi nghiệp không còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Khởi nghiệp không chỉ tạo ra những giá trị cho nền kinh tế mà còn có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề xã hội. Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo đã khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, tinh thần “người trong cuộc” của rất nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
70 dự án xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Nhiều thay đổi tích cực

Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại trường; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
Tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của HSSV trong cả nước ngày càng nâng cao. Ảnh minh hoạ: P.T

Nhìn lại hơn 4 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cùng với sự nỗ lực chung tay của các bộ, ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo, việc triển khai thực hiện Đề án 1665 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Về công tác hỗ trợ đào tạo, tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 33% vào cuối năm 2021 với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% cơ sở đào tạo đã xây dựng chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các diễn đàn, Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước...

Về tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 2158/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2019 giao nhiệm vụ tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo cho 3 cơ sở giáo dục đại học. Có 50% cơ sở đào tạo đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của mình. 70 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho HSSV. Có khoảng 45 cơ sở đào tạo đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, trong đó có hơn 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.

Về hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp và kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 26/2021/TT-BGDĐT ngày 17/9/2021 về nghiên cứu khoa học sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó quy định các hoạt động khởi nghiệp là các hoạt động nghiên cứu khoa học và các đơn vị được sử dụng nguồn kinh phí của nghiên cứu khoa học dành cho hoạt động khởi nghiệp. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 126/2018/TT-BTC ngày 26/12/2018 hướng dẫn nguồn kinh phí sự nghiệp triển khai Đề án 1665. Một số cơ sở giáo dục, đào tạo đã nghiên cứu vận dụng và xây dựng các Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại các nhà trường.

Là một học sinh đang sống và học tập tại tỉnh vùng cao biên giới - nơi cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, Nguyễn Minh Anh (học sinh lớp 12D1, Trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) cho biết mình đã rất may mắn khi không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được tham gia vào rất nhiều hoạt động, sân chơi bổ ích, được sống với những đam mê và khát vọng. Một trong những chương trình giúp Minh Anh thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực đó chính là được tham gia vào các dự án khởi nghiệp ngay ở lứa tuổi học sinh.

Minh Anh cho rằng, mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, khẳng định mình và được thử thách, kiểm nghiệm năng lực bản thân. Với các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đây chính là quãng thời gian “vàng” quan trọng nhất để chuẩn bị cho mình về kiến thức và kỹ năng, cũng như bản lĩnh và tinh thần để khởi nghiệp. Như vậy khi tốt nghiệp ra trường sẽ không bị bỡ ngỡ.

Thời gian tới, Minh Anh mong muốn Bộ GD&ĐT có định hướng chỉ đạo các trường phổ thông triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp hơn nữa. Một trong những hoạt động có thể làm được là các nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được học, được tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng về tư duy, sáng tạo khởi nghiệp từ sớm để học sinh có thể tự phát hiện được những khả năng của bản thân, tự nhận thức được những xu hướng tiềm tàng về kinh doanh và khi học tiếp lên đại học có thể lựa chọn được đúng ngành, đúng nghề, đúng đam mê.

Bên cạnh đó, cần có các chương trình trải nghiệm định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp thực tế thật bài bản, nghiêm túc, có định hướng để học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để tạo nên những dự án khởi nghiệp hoặc định hướng được nghề nghiệp.

Tạo lập môi trường tốt nhất cho hoạt động khởi nghiệp của HSSV

Hiện nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với các nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên. Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của HSSV trong cả nước ngày càng nâng cao. Công tác đào tạo gắn với khởi nghiệp được các cơ sở giáo dục quan tâm thúc đẩy.

Thông tin tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của HSSV lần thứ IV vừa được Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định: Với vai trò của mình, ngành Giáo dục luôn nhận thức rõ việc thúc đẩy, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên, HSSV là một trong những nhiệm vụ then chốt.

Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các nhà trường, hướng tới xây dựng các trường đại học thực sự là trung tâm của đổi mới sáng tạo, trong đó tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghiên cứu xây dựng môn học đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo dưới dạng chính khóa (bắt buộc hoặc tự chọn) hoặc đưa vào các chương trình đào tạo ngoại khóa, ngắn hạn bảo đảm giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp và đánh giá đúng khả năng, năng lực của bản thân.

Cùng đó, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu đề xuất số lượng giảng viên, cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đảm bảo các hoạt động hiệu quả. Xây dựng các chương trình ươm tạo, tăng tốc đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cựu sinh viên trên cơ sở kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức ươm tạo ngoài cộng đồng để hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tiếp tục huy động các nguồn lực của trường, nguồn lực xã hội hóa xây dựng các không gian chung, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành dành riêng cho khởi nghiệp để hỗ trợ việc sản xuất thử và phát triển các sản phẩm khởi nghiệp đảm bảo thiết thực, phù hợp với các nhóm, ngành đào tạo. Tăng cường phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để hỗ trợ HSSV thực hành, trải nghiệm, phối hợp sản xuất thử các sản phẩm mẫu.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập các Quỹ cộng đồng, quỹ quyên tặng để đầu tư ban đầu cho các dự án khởi nghiệp của HSSV. Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, trong đó nghiên cứu thí điểm về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, góp vốn vào các dự án ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên phù hợp với quy định của pháp luật; nghiên cứu cơ chế đặt hàng, phối hợp, nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm giữa doanh nghiệp, nhà trường và giảng viên, HSSV; nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp…/.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động