Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
Giáo dục khởi nghiệp ngay từ phổ thông Thắp sáng tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm |
Tạo nền tảng tư duy, phương pháp
Thông tin tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Đại học Thủy lợi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: Năm 2017, Thủ thướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai đề án quan trọng này.
![]() |
Các không gian trưng bày dự án, ý tưởng khởi nghiệp tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020. (Ảnh: P.T) |
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định mục tiêu là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc học của học sinh, sinh viên theo đó sẽ “đi đôi với hành”, gắn chặt chẽ lý luận với thực tiễn...
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp sáng tạolà một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực để triển khai hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ đã giao, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ ngành trung ương và địa phương tích cực triển khai nhiều hoạt động, giải pháp để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.“Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các em về tư duy, phương pháp một cách toàn diện. Đây là một yếu tố mang tính căn bản, bởi muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên tư duy, phương pháp của các em phải đổi mới. Ngành Giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của Ngành và của các cán bộ, giáo viên” - Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-Startup) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực. Tham dự cuộc thi, các học sinh, sinh viên được thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đây đồng thời là môi trường quan trọng để kết nối “3 nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp. Với nhà nước, sản phẩm của giáo dục và đào tạo chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Với doanh nghiệp, đây là một sân chơi bổ ích để tìm kiếm ý tưởng/dự án mới để có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình cũng như lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Sau 3 năm triển khai, cuộc thi đã thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên tham gia với các dự án chất lượng ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề. Năm 2018, có hơn 200 ý tưởng/dự án tham dự; năm 2019 con số này tăng lên gần 400 nhưng đến năm 2020, sau gần 5 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 600 ý tưởng/dự án của các bạn trẻ tham dự.
Khi xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh, các học sinh, sinh viên thường quan tâm đến nguồn lực tài chính, nguồn vốn ban đầu để triển khai. Vấn đề này đã và đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan xây dựng các chính sách và hướng dẫn hỗ trợ người học. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, điều các bạn trẻ cần quan tâm nhất là chăm chút cho nguồn lực lớn nhất của mình - các ý tưởng sáng tạo.
“Nguồn lực lớn nhất của các bạn khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, là chất xám, là cái riêng có, cái độc quyền, là lợi thế to lớn nhất của các bạn. Cái các bạn cần chính là “cơ hội” để biến ước mơ thành hiện thực. Vì vậy, việc tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin, nhất là tham gia cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội để các bạn cọ sát với những người cùng đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu. Một khi ý tưởng của các bạn lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công của các bạn lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào tìm nguồn vốn” - Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhắn nhủ.
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước từ hoạt động khởi nghiệp
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, từ những ngày đầu xuất hiện ở Việt Nam, đến nay,phong trào khởi nghiệp sáng tạo (start-up) đã được truyền cảm hứng, tiếp sức mạnh, tạo điều kiện và huy động được rất nhiều bạn trẻ tham gia. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã có một bước tiến rất dài, đặc biệt trong mấy năm gần đây. Chúng ta đã có trên 60 quỹ đầu tư mạo hiểm, trong các trường đại học học đã có hơn 70 không gian làm việc chung dành cho start-up, trên 3.000 doanh nghiệp start-up thành công. Điều quan trọng nhất, rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên, đặc biệt từ học sinh phổ thông, đã được khơi dậy khát vọng khởi nghiệp để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, yêu cầu mới đòi hỏi đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới, cách tiếp cận thị trường mới và nếu thành công thì sẽ có sức phát triển mạnh mẽ. Những cộng đồng nào khơi dậy được sự sáng tạo thì sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để đạt mục tiêu này, ngoài việc tập trung đầu tư cải thiện môi trường kinh doanh thì phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác giáo dục và đào tạo. Tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp phải được đưa vào giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức nền tảng về khởi nghiệp; khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên một cách mạnh mẽ.
Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn nhủ tới học sinh, sinh viên: "Đừng quá chú trọng vào việc học thuộc để lấy điểm cao, mà hãy tăng cường học hỏi qua giao tiếp, qua các phong trào như khởi nghiệp, sáng tạo"./.
P. Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Giáo dục 17/04/2025 11:43

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 16/04/2025 19:25

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21