Khởi nghiệp bền vững từ kinh tế tuần hoàn
Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hiệu quả mô hình thu gom rác thải nhựa Phát triển kinh tế tuần hoàn từ hoạt động tái chế |
Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Tận dụng những thứ bỏ đi như bã cà phê, lá bạc hà, thân và lá sen, bà Trần Hoàng Phú Xuân - Nhà sáng lập, CEO công ty CP Kết nối thời trang Faslink đã tái sinh thành nguyên liệu sợi làm nên áo polo, sơ mi, tất, mũ. Đây cũng là một trong những điển hình thành công trong việc khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn, tận dụng những nguyên liệu bỏ đi, không dùng đến của ngành này để làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất khác.
Những sản phẩm của Faslink được làm từ vải sợi xanh có nguồn gốc bã cà phê. Ảnh Faslink |
Những chiếc áo polo, áo sơ mi, tất được làm từ bã cà phê do Faslink sản xuất không có gì khác biệt về hình thức cũng như giá thành so với các sản phẩm cùng loại. Chia sẻ tại diễn đàn “Phá vỡ bí ẩn kinh tế tuần hoàn”, bà Trần Hoàng Phú Xuân - Nhà sáng lập, CEO công ty CP Kết nối thời trang Faslink cho biết, năm 2020 - năm đầu tiên thương mại hoá sản phẩm áo polo làm từ bã cà phê cũng là thời điểm dịch Covid - 19 bùng phát, Faslink đã bán được 3 triệu sản phẩm. Trước đó, những chiếc sơ mi từ bã cà phê năm đầu tiên được bán tại thị trường Việt Nam cán đích khoảng 200 nghìn chiếc và số lượng này đã tăng lên nhiều vào những năm sau đó.
Những chiếc áo làm từ bã cà phê có gì đặc biệt mà có thể cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường đến vậy? Trả lời câu hỏi này, bà Trần Hoàng Phú Xuân cho biết: Các nguyên liệu sợi của Faslink được tạo nên từ các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường sống, an toàn cho sức khỏe người dùng, dễ dàng chế tác trong may mặc và có thể tự phân hủy theo thời gian. Đó là quá trình tái sinh nguyên liệu bỏ đi thành sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Tuy nhiên, quá trình này không phải là tái sinh thuần tuý mà Faslink đã ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý tơ sợi nhằm đáp ứng được tiêu chí: Mềm mịn, bền đẹp và thời trang. Trong đó, sợi cà phê, qua quá trình xử lý bằng công nghệ còn bảo toàn nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt là tính năng khử mùi.
“Trước dịch chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn và dịch bệnh như sự thúc đẩy để kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẽ hơn. Khái niệm này đã được nhắc đến nhiều hơn trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, nhiều quốc gia trên thế giới đã luật hoá khái niệm này càng thôi thúc chúng tôi phải làm sản phẩm của mình theo kinh tế tuần hoàn bởi kinh tế tuần hoàn mang đến nhiều giá trị cho sự phát triển bền vững. Hơn thế nữa, điều này làm cho việc tiếp nhận sản phẩm may mặc được làm từ bã cà phê của thị trường nhanh hơn rất nhiều”, bà Trần Hoàng Phú Xuân cho biết.
Trong hành trình nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng kinh tế tuần hoàn, Faslink không chỉ dừng lại ở việc tái sinh bã cà phê thành sợi vải thân thiện môi trường mà còn tiên phong đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển, giới thiệu nhiều loại sợi vải theo tiêu chí xanh từ thân và lá sen, lá bạc hà, chai nhựa PET… có tính ứng dụng cao và được thị trường đón nhận tích cực.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong khi tiếp tục quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa, và công nghiệp hóa, chậm chuyển đổi từ cách tiếp cận kinh tế tuyến tính truyền thống sang cách tiếp cận đa chiều, hiện đại. Điều này đã kéo theo hệ lụy ngày càng nghiêm trọng đối với nguồn cung tài nguyên (bao gồm đất đai), lượng chất thải lớn, an ninh môi trường và an ninh nguồn nước.
Thúc đẩy thương mại từ kinh tế tuần hoàn
Sự quan tâm đối với kinh tế tuần hoàn đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, khi cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mang lại những thành tựu đột phá, khả dụng trên nhiều công đoạn của mô hình kinh tế tuần hoàn như công nghệ số, sinh học. Đáng chú ý, nhiều thị trường phát triển cũng đã lưu tâm hơn đến thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển bền vững, và đã lồng ghép các cam kết liên quan đến nội dung này trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 từ năm 2020, các quốc gia đã nhìn nhận nghiêm túc hơn yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng; nhiều nền kinh tế đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về lộ trình cắt giảm phát thải ròng. Do đó, phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, và “không thể đảo ngược”.
Tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc tế: “Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động”, tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trên thực tế, Việt Nam đã có những mô hình kinh tế tuần hoàn từ khá sớm. Các mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC), Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR),… đều thể hiện sự sáng tạo về cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn. Tuy nhiên, các mô hình này đều mới chỉ ở quy mô nhỏ, tương đối đơn giản do chưa gắn nhiều đến công nghệ, đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động.
Bà Trần Thị Hồng Minh cho rằng, việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các cú sốc từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được mục tiêu về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon giúp hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ tạo cơ hội và động lực quan trọng nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động, đồng thời thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đồng thời, tạo điều kiện để Việt Nam khai thác hiệu quả hơn các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Do đó, tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, việc sớm có chủ trương và lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ các đối tác.
Kinh tế tuần hoàn không chỉ tạo ra nhiều cơ hội về tiền bạc, mà còn tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới với hàng triệu việc làm. Đây cũng là giải pháp phát triển kinh tế gắn với, bảo tồn môi trường và đảm bảo tiến bộ xã hội. Đồng thời cũng là sứ mệnh của doanh nghiệp Việt Nam trong thế kỉ 21 khi tạo ra giá trị mới cho xã hội. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần gắn với mô hình kinh doanh bền vững, mô hình kinh doanh có trách nhiệm để hướng tới tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34