Không chủ quan khi mắc bệnh ho gà

(LĐTĐ) Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tại Việt Nam, nhiều năm qua nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng mà căn bệnh nguy hiểm này đã dần được khống chế. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh chủ quan khi trẻ mắc bệnh ho gà sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hà Nội ghi nhận 9 ca mắc ho gà Hy hữu trường hợp mắc bệnh ho gà ở người trưởng thành

Gia tăng ca bệnh ho gà

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần vừa qua (từ ngày 1/3 - 7/3), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 6 ca mắc ho gà, tăng 3 ca mắc so với tuần trước đó. Như vậy, từ đầu năm 2024 cho đến nay, Hà Nội đã có 15 ca mắc ho gà; trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Qua khai thác bệnh án, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin phòng bệnh.

Không chủ quan khi mắc bệnh ho gà
Trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 có thành phần ngừa bệnh ho gà tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Đơn cử như trường hợp bé trai 5 tuần tuổi (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khởi phát bệnh với triệu chứng ho từng cơn, khò khè. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi dương tính với ho gà. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh. Tương tự, là trường hợp bé trai 6 tuần tuổi (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội), cũng chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Bệnh nhi khởi phát bệnh với triệu chứng ho, nhiều đờm, sốt nhẹ và kết quả dương tính với ho gà.

Chia sẻ với phóng viên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: Tại Hà Nội, số ca mắc bệnh ho gà đang có sự gia tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2022 không ghi nhận; năm 2023 có 1 ca; trong 10 tuần đầu năm 2024 ghi nhận 15 ca, chủ yếu là trẻ dưới hai tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm chủng. Đối với bệnh ho gà, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp. Biểu hiện chính của bệnh là ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, có thể kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho dữ dội không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Vì vậy được gọi là bệnh ho gà.

“Bệnh ho gà có thể cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong. Ở thanh thiếu niên và người lớn, nó có thể gây sụt cân, mất kiểm soát bàng quang, bất tỉnh và gãy xương sườn do ho dữ dội”- ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hữu hiệu

Cũng theo vị chuyên gia y tế này, bệnh ho gà thường xảy ra ở trẻ em và có ở khắp nơi trên thế giới và Việt Nam. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Khả năng lây nhiễm bệnh rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín, lâu dài như hộ gia đình, trường học…

Được biết, kể từ khi chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng, bệnh ho gà dần được khống chế. Tuy nhiên, ho gà chưa được xóa bỏ trên thế giới và Việt Nam, nên vẫn có nguy cơ bùng dịch khi không được phòng ngừa tốt và tỷ lệ bao phủ vắc xin giảm thấp.

Để phòng bệnh, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, việc tiêm phòng vắc xin có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần tuổi); mũi 2 khi 3 tháng tuổi; mũi 3 khi 4 tháng tuổi; mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày. Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc bệnh nặng và có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng khuyến cáo: Đối với trẻ, khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Bởi vậy, để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời, phụ nữ nên tiêm bổ sung một liều vắc xin có thành phần ho gà trước khi có ý định mang thai hoặc trong mỗi lần mang thai.

“Phải mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin, người mẹ mới có đủ kháng thể để bảo vệ khỏi bệnh ho gà và kháng thể thụ động sẽ truyền sang trẻ sơ sinh trước khi trẻ được tiêm chủng các mũi vắc xin cơ bản trong các tháng tuổi 2 - 3 - 4. Vì vậy, thời điểm tối ưu để bà mẹ tiêm bổ sung một liều vắc xin có thành phần ho gà là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ”- ông Khổng Minh Tuấn cho biết thêm.

Tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ. Trẻ em được xem là đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công nhất do sức đề kháng còn non yếu. Khi dịch bệnh tấn công mà cơ thể không có kháng thể phòng bệnh thì có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, tiêm vắc xin là phương pháp tốt giúp phòng ngừa bệnh tật, trong đó có ho gà ở trẻ.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động