Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết Nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm ở TP.HCM |
Điều trị khó khăn và tốn kém do nhập viện muộn
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, từ ngày 14/5 đến 20/5, Thành phố ghi nhận 15 ca mắc sốt xuất huyết tại 10 quận, huyện (Ba Đình, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Mê Linh, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ), tăng 7 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 47 ca mắc sốt xuất huyết, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù con số cùng kỳ so với năm 2021 có giảm nhưng các chuyên gia cảnh báo, người dân tuyệt đối không nên chủ quan.
Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết. |
Đơn cử, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, hiện đã bắt đầu tiếp nhận một số ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị. Theo Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn Nguyễn Thu Hường: Hiện nay, số bệnh nhân mắc sốt huyết tuy chưa nhiều, nhưng lại có một số vấn đề đáng cảnh báo để tránh trường hợp đến viện trong tình trạng nặng. Cụ thể như nam bệnh nhân đang điều trị tại viện, nhập viện khi sốt 3 ngày vì chủ quan mình mắc Covid-19. Khi nhập viện, bệnh nhân rất mệt mỏi, tiểu cầu giảm nhưng may mắn chưa xuất hiện tình trạng xuất huyết nội tạng, dưới da...
Không may mắn như trường hợp này, trước đó một nam thanh niên 26 tuổi, mắc sốt xuất huyết đúng lúc dịch Covid-19 cao điểm (năm 2021) nên ngại đến viện thăm khám. Khi xuất hiện tình trạng nặng, được đưa vào viện thì tiểu cầu của bệnh nhân đã giảm gần như bằng không, bị biến chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, xuất huyết nhiều nơi. Trường hợp ca bệnh này sau đó được cứu sống nhưng khó tránh khỏi di chứng lâu dài.
Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị và truyền dịch tại nhà. |
Theo các bác sĩ khi bị sốt xuất huyết, việc nhập viện muộn khiến tình trạng bệnh càng thêm nguy kịch, việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. "Biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu, từ đó dẫn tới tình trạng xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng…
Trong đó xuất huyết nội tạng rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy mọi người khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định xem có cần nhập viện hay không", bác sĩ Hường phân tích.
Bác sĩ Hường cho rằng, nhiều trường hợp nhập viện gần đây thường nhầm lẫn sốt xuất huyết với Covid-19. Có người nghĩ mình bị Covid-19, cho rằng đã tiêm vắc xin rồi chỉ 1-2 ngày sẽ đỡ. Thậm chí có trường hợp test âm tính thì lại càng yên tâm hơn."Đây thực sự là vấn đề rất đáng cảnh báo, vì mắc sốt xuất huyết tiểu cầu giảm nhanh, nếu không được can thiệp thì sẽ rất nguy hiểm", bác sĩ Hường cảnh báo.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cũng theo Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, với Covid-19, hiện nay đa số mọi người đã được tiêm vắc xin nên triệu chứng sẽ nhẹ. Thông thường người bệnh F0 chỉ ngây ngấy sốt, thường ở mức dưới 39 độ C, cơ thể sẽ hơi uể oải chứ không đau mỏi nhiều. Hơn nữa Covid-19 có thể test nhanh, nếu âm tính thì cần nghĩ đến vấn đề khác, trong đó có sốt xuất huyết.
Với sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt rất cao, thậm chí trên 40 độ C. Ngoài đau mỏi người, đau cơ thì còn xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội. Hơn nữa, sốt xuất huyết cần phải lấy máu xét nghiệm mới đưa ra kết quả chính xác. Sốt xuất huyết giai đoạn sau có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa...
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: Biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
“Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra, sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường cho biết.
Theo các chuyên gia y tế, số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn lưu hành, thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: Sốt, đau mỏi cơ. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Trước thông tin không ít người cho rằng sốt xuất huyết đã mắc một lần là có miễn dịch và không mắc lại, bác sĩ Hường cho rằng điều này không đúng bởi sốt xuất huyết có nhiều tuýp khác nhau và có thể mắc lại nhiều lần. Mỗi lần mắc bệnh là do một tuýp vi rút khác nhau, do cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch với tuýp vi rút đó chứ chưa có khả năng chống lại các tuýp còn lại.
Bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn thăm khám cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại viện. |
Bên cạnh đó, có một số cư dân ở chung cư cao tầng thường chủ quan, nghĩ rằng muỗi chỉ ở vùng ẩm thấp, không lên được tầng cao nên không có nguy cơ mắc bệnh. "Đúng là ở tầng cao muỗi ít hơn so với nơi ẩm thấp nhưng không phải là không có muỗi. Muỗi có thể đi theo đường thang máy và trú ẩn trong nhà, thậm chí là sinh sôi, nảy nở ở các dụng cụ chứa nước như lọ hoa, hay khay nước sau tủ lạnh... Trường hợp chỉ cần một con muỗi mang vi rút đốt người bình thường là đã có thể gây mắc bệnh, do vậy chúng ta không chủ quan", bác sĩ Hường nhấn mạnh.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho biết thêm, với trường hợp mẹ có con nhỏ nếu mắc sốt xuất huyết không nên dừng cho con bú, vì sốt xuất huyết lây qua vật chủ trung gian là muỗi chứ không lây qua sữa mẹ. Đồng thời, để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch ngay tại nhà. Trong đó, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để hạn chế chỗ cho muỗi sinh sản và phát triển như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, các dụng cụ chứa nước khác như xô, thùng chậu, chai, lọ.
Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như xô, thùng, chậu, lọ hoa. Lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng… Bên cạnh đó, người dân cần tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch và trong các đợt thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy nhằm phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30