Không còn hồ sơ gốc về thời gian làm việc trước 1/1/1995: Hưởng bảo hiểm xã hội ra sao?

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn số 3595/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trước ngày 1/1/1995.
Chế độ được hưởng khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm Người lao động có thể tự chốt sổ và làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng đột biến
Không còn hồ sơ gốc về thời gian làm việc trước 1/1/1995: Hưởng bảo hiểm xã hội ra sao?
Chị Nguyễn Thị Tơ - Giáo viên Trường Mầm non Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) hỏi về chế độ đối với nhân viên y tế làm việc từ năm 1968-1995 chưa được hưởng chính sách.

Thực hiện Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 4/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 như sau:

Về tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995.

Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân theo quy định tại Khoản 6 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội căn cứ vào hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 để xem xét tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 đối với người lao động.

Theo đó, các giấy tờ cần bao gồm: Hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng; các Quyết định nâng lương, chuyển xếp lương; Quyết định điều động hoặc Quyết định chuyển công tác; Quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành; Quyết định nghỉ chờ việc; Quyết định nghỉ việc hoặc chấm dứt Hợp đồng lao động; Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có).

Trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 thì việc xem xét, quyết định tính hoặc không tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 là thời gian công tác đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định, dựa trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động và các giấy tờ có liên quan đến thời gian công tác đề nghị tính hưởng bảo hiểm xã hội để đối chiếu như: Lý lịch Đảng viên, Lý lịch đoàn viên, sổ lao động, danh sách lao động, sổ theo dõi, danh sách chi trả lương, sổ lương thực, giấy khen, bằng khen, kỷ niệm chương, văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ giải quyết chế độ của người lao động khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Nội dung văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động bao gồm các thông tin: Lý do không còn hồ sơ gốc của người lao động, thời điểm tuyển dụng, diễn biến quá trình công tác, diễn biến tiền lương của người lao động; việc người lao động chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, lý do chưa được giải quyết; lý do gián đoạn hoặc nghỉ việc và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý trong việc giải quyết chế độ tại thời điểm nghỉ việc đối với người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 1/1/1995.

Văn bản xác nhận phải được lập bởi cơ quan tuyển dụng và quản lý người lao động (trường hợp cơ quan quản lý đã giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên thực hiện việc xác nhận) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

Việc tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người không còn hồ sơ gốc được thực hiện kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản đồng ý.

Về quy trình tiếp nhận hồ sơ: Người lao động gửi đơn đề nghị và văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động kèm theo các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để xem xét.

Trường hợp hồ sơ người lao động đủ điều kiện được tính là thời gian công tác đã đóng bảo hiểm xã hội theo các văn bản quy định trước đây và có cơ sở để chứng minh thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 thì đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.

Nếu hồ sơ của người lao động không đủ điều kiện được tính là thời gian công tác đã đóng bảo hiểm xã hội theo các văn bản quy định trước đây hoặc chưa đủ cơ sở để chứng minh thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 thì hướng dẫn người lao động bổ sung hoàn thiện hồ sơ hoặc trả lời theo thẩm quyền.

Việc xem xét, giải quyết tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 theo hướng dẫn tại văn bản này được thực hiện kể từ ngày 20/9/2020./.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét, sửa đổi Luật Quảng cáo, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo ngoài trời...
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

(LĐTĐ) Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trong đó quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

(LĐTĐ) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Từ đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu suy giảm 5% khả năng lao động, sẽ được hưởng trợ cấp bằng 3 lần mức lương tối thiểu tháng vùng IV.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Kỳ cuối: Tăng cường giám sát để người lao động có cơ hội mua nhà

Kỳ cuối: Tăng cường giám sát để người lao động có cơ hội mua nhà

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với việc cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến vấn đề nhà ở của công nhân lao động thực sự là bước đột phá. Đồng thời, qua giám sát chuyên đề về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Quốc hội đã và đang đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc thực tiễn. Để Luật đi vào cuộc sống, để Quốc hội đồng hành cùng công nhân lao động, điều quan trọng phải tăng cường công tác giám sát tối cao. Giám sát để Luật được được thực thi, để mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội sớm trở thành hiện thực, giúp cho người có thu nhập thấp nói chung và công nhân lao động nói riêng chạm gần hơn đến giấc mơ có ngôi nhà riêng của mình...
Xem thêm
Phiên bản di động