Không để đoàn viên, người lao động khó khăn bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 quay trở lại đã gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đã tấn công vào các Khu Công nghiệp và Chế xuất khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng chục vạn lao động bị mất việc, thiếu việc. Thấu hiểu khó khăn của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã nhanh chóng xây dựng phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch bệnh. Nhờ sự vào cuộc chủ động, sáng tạo, với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hiệu quả, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô ngày càng càng thêm tin tưởng vào vị thế của tổ chức Công đoàn.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động

Kỳ 1: Ở đâu khó, ở đó có Công đoàn

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, do tác động của dịch bệnh, đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 290 doanh nghiệp dừng hoạt động, 1.465 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chưa dừng hoạt động, kéo theo 6.610 người lao động mất việc làm, 34.320 người lao động thiếu việc làm. Trước khó khăn đó, LĐLĐ Thành phố đã lên kịch bản ứng phó và triển khai ngay nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực.

Hàng chục vạn lao động bị ảnh hưởng

Ảnh hưởng của đại dịch với tốc độ lây lan nhanh chóng đã tác động sâu, mạnh mẽ tới việc làm, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ). Đặc biệt, đã có một số ca mắc Covid-19 là CNLĐ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như tại Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI Việt Nam. Ngay khi phát hiện ca mắc Covid-19, hơn 1.600 công nhân làm việc ca sáng đã được cách ly tạm thời tại công ty để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, những trường hợp tiếp xúc và liên quan đến ca mắc Covid-19 được đưa đi cách ly tập trung và cách ly tại nhiều điểm khác nhau để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Không để đoàn viên, người lao động khó khăn bị bỏ lại phía sau
Làn sóng Covid-19 quay trở lại khiến nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ phải đóng cửa. Tại KCN&CX, một số Công ty phải tạm dừng sản xuất để thực hiện cách ly y tế do có ca mắc Covid-19.

Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần khi phải cách ly y tế, nhưng nhiều công nhân lao động của công ty vẫn không tránh khỏi bàng hoàng, lo lắng trong những ngày đầu cách ly. Chia sẻ với phóng viên về khoảng thời gian thực hiện cách ly y tế, chị Nguyễn Thị Huyền - Công nhân phòng Coverlay Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI Việt Nam chia sẻ, chị khá hoang mang lo sợ. Đã từng thấy một số nhà máy phải tạm dừng hoạt động, người lao động phải đi cách ly, nhưng chị Huyền không nghĩ rằng chính mình phải cách ly vì dịch. Những hôm đầu, chị chẳng thể chợp mắt vì nhớ nhà, thương con nhỏ, nhưng nghĩ đến sự an toàn của bản thân, gia đình chị lại nén nỗi nhớ nhà, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch để sớm được đi làm trở lại.

Hay như tại Công ty TNHH Thời trang STAR có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) có khoảng trên 6.000 CNLĐ đang làm việc. Ngay khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên từ ngày 26/7, Công ty đã phải cho tạm dừng hoạt động.

Theo báo cáo của LĐLĐ thành phố Hà Nội, tính đến ngày 13/8 trên địa bàn Thành phố có 330 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, 1.486 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chưa dừng hoạt động; 7.237 CNLĐ mất việc làm và 35.871 CNLĐ thiếu việc làm.

Chia sẻ về những khó khăn mà Công ty TNHH Thời trang STAR gặp phải, bà Đào Thị Lan Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, việc các dây chuyền tạm ngừng hoạt động khiến Công ty bị ảnh hưởng lớn về kinh tế, đặc biệt là không sản xuất kịp các đơn hàng cho đối tác. Nếu như đối tác không thông cảm, Công ty sẽ bị chịu phạt, hoặc phải chuyển hàng bằng đường hàng không (chi phí vận chuyển gấp 10 lần so với đường biển). Cũng theo bà Lan Anh, do phải tạm dừng sản xuất, khiến thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng vì không được hưởng lương hiệu suất, tăng ca…

Khó khăn không chỉ có ở những doanh nghiệp có các trường hợp CNLĐ mắc Covid-19, để đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã lựa chọn giải pháp dừng hoạt động trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị của UBND Thành phố về giãn cách xã hội. Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Đông, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Bê tông Minh Đức Sơn Tây, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây cho biết, Công ty Cổ phần Bê tông Minh Đức Sơn Tây hiện có hơn 200 cán bộ, công nhân viên đang làm việc. Thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố, vì không thể đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ, nhà máy đã tạm dừng sản xuất từ ngày 23/7.

“Nhà máy hoạt động theo hình thức khoán sản phẩm, do đó, trong quá trình nghỉ giãn cách công nhân không có lương. Hiện tại, Công đoàn Công ty cũng đang đề xuất với Ban Giám đốc có kế hoạch hỗ trợ cho người lao động để phần nào giúp người lao động vượt qua khó khăn trong thời gian tạm dừng sản xuất”, ông Nguyễn Trọng Đông, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Bê tông Minh Đức Sơn Tây chia sẻ.

Ngừng việc, giãn việc, nhiều lao động gặp khó

Doanh nghiệp gặp khó khăn, CNLĐ cũng vì thế mà rơi vào thế khó. Thu nhập thấp chỉ đủ trang trải từng tháng nay cũng không còn khiến cuộc sống của nhiều gia đình công nhân lao động bị đảo lộn. Trong gian phòng trọ đơn sơ, chật chội ở tổ 3, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, chị Trần Thị Việt Hoài ngậm ngùi chia sẻ, hai vợ chồng chị đều từ ngoại tỉnh đến Hà Nội thuê nhà sinh sống, đi làm. Bình thường, lương công nhân của cả hai vợ chồng đã thấp, khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, đơn hàng giảm sút, Công ty ít việc phải cho công nhân làm luân phiên khiến thu nhập của chị Hoài giảm một nửa, từ 5 triệu/tháng chỉ còn 2,5 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, anh Lê Quang Thành - chồng chị Hoài, là công nhân Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu trước đó cũng đã phải nghỉ việc không lương một tháng do Công ty bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Hiện anh Thành đã đi làm trở lại nhưng cũng làm việc giãn cách, hưởng 50% lương. “Thu nhập giảm, trong khi nhiều khoản chi phí không giảm mà còn tăng lên. Đơn cử như khi nghỉ ở nhà thì không có ăn ca, tiền điện, nước dùng hằng ngày tăng lên. Vợ chồng tôi phải chi tiêu chắt bóp mới đảm bảo được cuộc sống. Mong sao dịch bệnh nhanh qua, công việc ổn định trở lại”, chị Hoài nói.

Không để đoàn viên, người lao động khó khăn bị bỏ lại phía sau
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp phải khó khăn, thu nhập của NLĐ cũng bị giảm mạnh.

Cũng giống như vợ chồng chị Hoài, anh Thành, gia đình anh Nguyễn Văn Việt - công nhân Công ty TNHH Việt Nam IRITANI (KCN Thăng Long, đang thuê trọ ở thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Anh Việt là trường hợp F1, phải đi cách ly tại khu cách ly tập trung 21 ngày sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Khi hết thời hạn cách ly, anh Việt quay trở lại Công ty làm việc nhưng do Công ty đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên anh phải nghỉ việc luân phiên khiến thu nhập bị giảm đáng kể. “Con nhỏ đang tuổi ăn học, nhà cửa thuê mướn, công việc thì bấp bênh, thu nhập giảm sút nên cuộc sống của gia đình tôi vô cùng khó khăn”, anh Việt cho biết.

Thời điểm hiện tại, những giáo viên làm việc tại các trường tư thục cũng gặp phải nhiều khó khăn vì phải tạm thời nghỉ việc thực hiện giãn cách. Cô giáo Nguyễn Thị Hà - giáo viên cơ sở mầm non An Đông, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội là một ví dụ. Vợ chồng cô giáo Hà đang thuê nhà trọ tại phường Định Công. Chồng cô Hà là lao động tự do thu nhập không ổn định, lương giáo viên mầm non ngoài công lập của cô được xấp xỉ 6 triệu đồng/ tháng lại nuôi hai con còn nhỏ nên bình thường, kinh tế gia đình đã gặp nhiều khó khăn. “Khi dịch bệnh Covid- 19 bùng phát, trường tạm đóng cửa, giáo viên không có lương mà chỉ được tiền hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng khiến cuộc sống của gia đình tôi càng chật vật hơn”, cô giáo Hà cho biết.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thủ đô cũng là nơi tập trung đông lao động tự do đến từ nhiều tỉnh thành phố trên cả nước. Trong thời gian toàn Thành phố thực hiện Công điện 17 về giãn cách phòng, chống dịch, các công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động, các chợ đầu mối cũng bị phong tỏa khiến nhiều lao động mất việc, không có thu nhập. Anh Nguyễn Thế Ngọc (quê Thanh Hóa), người lao động tự do làm nghề xây dựng tại địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) cho biết, sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, những người lao động tự do như chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, các công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động, trong khi chúng tôi không thể về nhà, phải tá túc tạm ở các lán trại gần công trình.

“Đội chúng tôi có đến 19 người, do thực hiện giãn cách xã hội nên chúng tôi không có việc làm; công việc tạm dừng, nhưng mỗi ngày chúng tôi chỉ được chủ thầu hỗ trợ 25.000 đồng/1 người/ngày. Mức hỗ trợ như vậy thật sự không đủ đối với người lao động, trong khi đó, chúng tôi cũng không có bất cứ khoản tiền dự trữ nào nên đời sống gặp nhiều khó khăn”, anh Ngọc cho hay.

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp công đoàn vào cuộc rà soát những CNLĐ gặp khó khăn, từ đó có các phương án hỗ trợ NLĐ gặp khó vì dịch Covid-19. Hơn bao giờ hết, sự vào cuộc của các cấp Công đoàn trong thời điểm hiện tại chính là cánh tay nối dài động viên doanh nghiệp khắc phục khó khăn và đồng hành cùng người lao động vượt qua đại dịch.

Kỳ 2: Quyết liệt, sáng tạo trong chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Phương Ngân - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động