Không để giá thịt lợn “nhảy múa”
Giá lợn hơi chạm đáy, vì sao giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao? Vẫn là bái toán “đầu ra” cho sản phẩm Đi tìm nguyên nhân giá bán lẻ thịt lợn cao vô lý trên thị trường nội địa |
Từ lò mổ ra chợ đội giá gấp đôi
Khảo sát tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, giá lợn hơi giảm mạnh, dao động trong khoảng 34.000 - 36.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, không chỉ người chăn nuôi nhỏ lẻ kiệt quệ, mà ngay cả những trang trại, doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi cũng lao đao. Giá thịt lợn hơi giảm sâu nhưng nhiều chủ trang trại cho biết số lượng bán ra không nhiều. Nguyên nhân do các trường học, bếp ăn, đặc biệt là hệ thống nhà hàng lớn vẫn chưa mở cửa. So với trước kia thì hiện nay số lượng bán ra giảm đi một nửa.
Giá thịt lợn bán lẻ đến tay người tiêu dùng chưa tương xứng với giá thịt lợn hơi. Ảnh: M.P |
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ), cho biết, trang trại đang nuôi 200 con lợn, mỗi ngày bán ra thị trường khoảng 10 con, với giá 34.000 đồng/kg, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Với giá này, trung bình với tổng đàn 200 con, trang trại lỗ gần 100 triệu đồng. Tương tự, theo ông Đỗ Công Tuấn, chủ trang trại chăn nuôi ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), cách đây khoảng 2 tuần, giá lợn hơi xuống rất thấp, có những ngày giá bán ra chỉ 32.000 đồng/kg. Mấy ngày gần đây, giá có tăng nhưng tính ra vẫn chưa có lãi…
Mặc dù giá thịt lợn hơi tại các trang trại chăn nuôi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị thì vẫn ở mức cao. Ghi nhận tại một số chợ truyền thống như: Chợ Ngọc Hà, Cống Vị (quận Ba Đình); chợ Thành Công (quận Ba Đình), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm)... hiện giá thịt lợn ba chỉ, nạc vai, sườn thăn dao động từ 80.000 đến 140.000 đồng/kg. Còn tại các siêu thị, giá thịt lợn xay, đặc biệt Meat Deli là 149.900 đồng/kg; ba chỉ là 189.900 đồng/kg; sườn vai 139.900 đồng/kg. Giá thịt lợn vai, mông sấn, ba chỉ ở siêu thị của hệ thống BRG Mart khoảng từ 90.000 đến 197.000 đồng/kg…
Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng giá lợn hơi cao, bất chấp giá lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, đó là do thực phẩm này phải qua khá nhiều khâu trung gian từ chuồng trại đến thương lái, bán buôn cấp 1, cấp 2, lò mổ, bán buôn lợn mảnh, cuối cùng mới đến chợ truyền thống và siêu thị bán lẻ.
Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, giữa tình hình dịch bệnh phức tạp, việc kiểm soát giá thịt lợn càng khó khăn hơn, trong khi đây lại là thực phẩm thiết yếu nhất với người tiêu dùng. Thêm vào đó, hệ thống chợ đầu mối và sàn giao dịch hàng hóa chưa được hình thành hoàn chỉnh. Vì vậy, vẫn diễn ra việc ép giá, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ thua thiệt và mang lại lợi nhuận cao vô lý cho các khâu trung gian.
Trao đổi về vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, giá thịt lợn thành phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Lợn hơi qua nhiều khâu vận chuyển, giết mổ, rồi lại qua vận chuyển mới được chuyển đến nơi bán. Nơi bán tính các chi phí ra từng loại thịt (ba chỉ, mông sấn, nạc vai…), mỗi loại 1 giá. Loại ngon, nhu cầu cao thì giá cao hơn để “cõng” cho loại ít bán chạy.
Ngoài ra, trong mùa dịch bệnh, người vận chuyển trong mùa dịch phải xét nghiệm RT-PCR, chi phí này cũng bị tính vào giá thành. Mặt khác, trên thị trường cũng có rất nhiều loại lợn, từ lợn nuôi sinh học, lợn nuôi thường trong dân, lợn nuôi theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt… Vì thế, khi ra thị trường, giá thành cũng khác nhau.
Các Bộ ”chụm đầu”
Mới đây, tại trụ sở văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn và giải pháp tăng cường quản lý, bình ổn thị trường nhằm bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi, người tiêu dùng, ổn định sản xuất.
Theo báo cáo của các Bộ, ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm, đặc biệt từ tháng 9 đến nay, giá lợn hơi giảm mạnh (tháng 3, 4 giá 70.000-75.000 đồng/kg; tháng 8, 9/2021 giá còn 42.000-50.000 đồng; đến thời điểm hiện tại, dao động 35.000-45.000 đồng/kg, đặc biệt có một số địa phương giá xuống dưới 35.000 đồng/kg, 2-3 ngày vừa qua giá có tăng 2-3.000 đồng/kg).
Theo báo cáo của các Bộ, ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm, đặc biệt từ tháng 9 đến nay, giá lợn hơi giảm mạnh (tháng 3, 4 giá 70.000-75.000 đồng/kg; tháng 8, 9/2021 giá còn 42.000-50.000 đồng; đến thời điểm hiện tại, dao động 35.000-45.000 đồng/kg, đặc biệt có một số địa phương giá xuống dưới 35.000 đồng/kg, 2-3 ngày vừa qua giá có tăng 2-3.000 đồng/kg). Trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, gây khó khăn cho người chăn nuôi, nhất là các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Giá sản phẩm chăn nuôi nói chung và giá lợn hơi nói riêng vẫn đang ở mức thấp, người chăn nuôi vẫn thua lỗ, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn cung trong những tháng tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán tới đây nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp, hữu hiệu. |
Trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, gây khó khăn cho người chăn nuôi, nhất là các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Giá sản phẩm chăn nuôi nói chung và giá lợn hơi nói riêng vẫn đang ở mức thấp, người chăn nuôi vẫn thua lỗ, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn cung trong những tháng tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán tới đây nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp, hữu hiệu.
Tại cuộc họp này, lãnh đạo các Bộ, ngành đã phát biểu làm rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới giá giảm sâu, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do giảm cầu. Bên cạnh đó là việc lưu thông, vận chuyển khó khăn; một số cơ sở sản xuất, chế biến phải tạm dừng hoạt động do không đáp ứng được “3 tại chỗ” khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong khi đó nguồn cung dồi dào (xảy ra không riêng mặt hàng thịt lợn mà cả các loại thực phẩm khác như gà, thủy hải sản). Đến cuối tháng 9 đầu tháng 10/2021, tổng đàn lợn cả nước trên 28 triệu con (đứng thứ 6 thế giới), tăng 5%, sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng đạt khoảng 2,9 triệu tấn.
Nói rõ thêm về nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, do dịch Covid-19 nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học, bếp ăn tập thể cơ bản là ngừng hoạt động; các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ đầu mối, chợ dân sinh không hoạt động… dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm rõ rệt, từ 30-50%.
Đến nay, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên lượng nhân công lao động ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách với số lượng nhỏ do vậy mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, chu kỳ sản xuất, tăng trưởng, tái đàn vẫn diễn ra bình thường. Từ đó dẫn đến ứ đọng trong tiêu thụ sản phẩm.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lập hai tổ công tác phía Bắc, phía Nam để tổ chức kết nối giao thông; thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại. Bộ đã triệu tập cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là xuất khẩu đến các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, xuất khẩu có bước chuyển dịch tích cực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao theo chuỗi từ giống, thức ăn, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Với sự phối hợp giữa các bộ lưu thông hàng hóa đã thông thoáng. Những ngày gần đây, giá gà, giá thịt lợn đã tăng trở lại.
Nhắc lại việc tầm thời điểm này năm ngoái câu chuyện được bàn tới là giá lợn cao trong khi năm nay lại là câu chuyện giá lợn thấp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh đến yếu tố cung, cầu. Thị trường mặt hàng thịt lợn trong 9 tháng đầu năm 2021 có sự khác biệt hoàn toàn so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung dồi dào và chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh (trong đó nguyên nhân là hoạt động của các nhà hàng, khách sạn cầm chừng, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam).
Trong khi đó, nguồn cung dồi dào (không riêng mặt hàng thịt lợn mà còn có các loại thực phẩm khác như thịt gà, thủy hải sản) khi các cơ sở chăn nuôi tăng đàn hoặc bị tồn đọng do thời gian trước chưa tiêu thụ hết dẫn đến quá lứa. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là giá thịt lợn thành phẩm chưa giảm tương xứng do với giá lợn hơi.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói rõ thêm, trong cơ cấu giá thịt lợn, trung bình 100 kg lợn hơi thu được khoảng 55-60 kg thịt lợn thành phẩm. Như vậy, tỷ trọng giá lợn hơi chỉ chiếm 55-60% trong giá lợn thịt, các chi phí khác vẫn giữ nguyên hoặc tăng (chi phí lao động, xét nghiệm, vận tải...), do đó giá thịt lợn thành phẩm không giảm tương ứng như mức giảm của giá lợn hơi. Đồng thời, tùy theo sở thích tiêu dùng và tỷ lệ các loại thịt lợn thành phảm mà giá bán các loại thịt lợn cũng có sự chênh lệch khác nhau.
Giá thịt lợn hơi giảm mạnh khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: H.P |
Một bộ phận người chăn nuôi tồn đọng một lượng lợn chưa bán được do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến lợn bị quá lứa, khó bán. Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, cần tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả thị trường, tình hình nguồn cung nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin, gây bất ổn thị trường, tăng cường hiểu biết của người tiêu dùng đối với thị trường, giá cả mặt hàng thịt lợn.
Tại cuộc họp, các ý kiến cũng đã đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài để tháo gỡ những khó khăn cho chăn nuôi lợn, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, có điều kiện tái đàn.
Sẽ khẩn trương bình ổn giá
Phát biểu kết luận tại cuộc họp trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, mức chênh lệch giữa giá xuất chuồng và giá thành phẩm đến tay người tiêu dùng là bất hợp lý, “việc tìm ra nguyên nhân và tập trung chỉ đạo để giải quyết vấn đề này là rất cần thiết” bởi ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. Vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần có giải pháp điều hành từ các cơ quan Nhà nước.
Để ổn định nguồn cung thị trường, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) cho rằng, các Bộ, ngành cần vào cuộc, trước tiên là ổn định thị trường, cân đối việc nhập khẩu thịt lợn. Tiếp đến là có các biện pháp giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ, quản lý về giá nguyên liệu, thức ăn, giá các mặt hàng chăn nuôi, giảm khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm. |
Đề cập đến nguyên nhân, Phó Thủ tướng cho rằng, trước hết là do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, dẫn tới nhu cầu giảm, bà con nông dân chưa thể xuất chuồng đàn lợn, dẫn tới ứ đọng, quá lứa, mà theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi trọng lượng vượt trên 120kg/con thì khó bán hơn. Bên cạnh đó có nguyên nhân từ chuỗi sản xuất, lưu thông, phân phối, hay việc phục hồi kinh tế đang được triển khai khá tốt nhưng chưa đồng bộ; tiếp cận thị trường của người tiêu dùng chưa đạt như mong muốn.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, chia sẻ khó khăn của người chăn nuôi, Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sẽ khẩn trương có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi, các khâu trung gian, người tiêu dùng. Cho rằng “cần có giải pháp hỗ trợ cho bà con đang có lượng tồn lớn về đàn lợn, chưa xuất chuồng được”, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ về lĩnh vực tài chính.
Các Bộ, ngành, địa phương, các trung tâm kinh tế lớn phải đẩy nhanh tiến độ phục hồi kinh tế. Bộ Công Thương khẩn trương tổ chức các cuộc họp, làm việc với các địa phương để khôi phục hoạt động các chợ đầu mối, chợ truyền thống theo tinh thần Nghị quyết 128; mở các cửa hàng bình ổn giá để thúc đẩy tiêu dùng. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải tổ chức thanh, kiểm tra, làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán (giữa giá thịt lợn hơi và giá bán tại chợ, siêu thị); rà soát lại việc xuất - nhập khẩu thịt heo; kịp thời xử lý những vi phạm nếu có.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tuyên truyền, làm việc cụ thể với các doanh nghiệp chế biến, các hộ tiêu thụ lớn, các doanh nghiệp có năng lực dự trữ, chế biến để đẩy mạnh tiêu thụ, sử dụng sản phẩm thịt trong nước nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường quản lý giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; xây dựng kế hoạch tái đàn, chăn nuôi theo tín hiệu thị trường đặc biệt cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Bộ Giao thông vận tải rà soát, nắm rõ thêm tình hình hệ thống lưu thông, vận tải, tránh tình trạng một số nơi “cát cứ”, gây khó khăn cho bà con trong tiếp cận thị trường (phương tiện chuyên chở khó đến với bà con). Phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, thống nhất trên toàn quốc.
“Ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm” Trao đổi với báo chí liên quan tới nghịch lý giá thịt lợn hơi - lợn thịt trong thời gian qua, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, giá cả được quyết định đơn thuần dựa vào yếu tố cung - cầu gặp nhau. Tuy nhiên, cùng lúc do thị trường bị đứt gẫy vì dịch Covid-19 thì “rộ” lên thông tin cho rằng thịt lợn đang “thừa mứa”, tạo nên “yếu tố cảm xúc” khiến người nông dân bằng mọi giá phải bán ra. Cùng một lúc nhiều người bán nên tạo áp lực đầu cung trên thị trường. Vì vậy, cần bình tĩnh phân tích toàn bộ chuỗi cung ứng để xem nguyên nhân nằm ở đâu để tháo gỡ. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng về vấn đề cung - cầu thị trường, chúng ta phải quen dần trường hợp có lúc lên lúc xuống, không thể nào cân bằng tuyệt đối được. Vì có nhiều tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt trong thời điểm cục bộ. Bộ trưởng thừa nhận: “Đúng là ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm, ngay cả trong điều kiện bình thường cũng chưa có dự báo và điều tiết được nên ngành nông nghiệp sẽ chấn chỉnh lại”. Theo Bộ trưởng, từ trước tới nay, ngành nông nghiệp chỉ tập trung nhiệm vụ khuyến khích sản xuất, nên cứ sản xuất và lấy số liệu sản xuất đó. Nhưng, đây chưa phải là kinh tế mà chỉ khi nào hàng hóa ra đến thị trường thì mới là kinh tế. Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần quan tâm hơn tới vấn đề kết nối nông sản giữa đầu vào với đầu ra. Đồng thời cần áp dụng công nghệ số để quản lý việc này thuận tiện hơn. Ngành nông nghiệp phải đảm nhiệm thêm đầu thị trường, thì mới khuyến khích nông dân tăng, giảm sản lượng như thế nào, vào lúc nào. Sản lượng tăng không đồng nghĩa với thu nhập tăng, thậm chí có thời điểm ngược lại, như thời điểm này, sản lượng thịt lợn dư nhưng thu nhập của bà con lại lao đao do giá xuống. Do đó phải tuân theo đúng quy luật kinh tế thị trường. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40