Không để kit test nhanh Covid-19 nhập lậu thao túng thị trường
Giá kit test nhanh Covid-19 hạ nhiệt, người ôm hàng méo mặt xả lỗ Xử phạt cơ sở kinh doanh kit test nhanh Covid 19 không rõ nguồn gốc |
Vi phạm vẫn gia tăng
Có thể thấy, công tác đấu tranh phòng, chống hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ là điều được các cơ quan nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, tuy nhiên liên tiếp trong thời gian vừa qua, nhiều vụ buôn bán, vận chuyển các sinh phẩm phòng, chống dịch Covid-19 không rõ nguồn gốc vẫn rất nhiều và ngày càng tăng lên. Ngoài thuốc điều trị Covid-19, thì thị trường que test nhanh cũng là miếng mồi béo bở cho gian thương trục lợi, kinh doanh hàng lậu.
Cơ quan điều tra ghi lời khai của Triệu Văn Tuyến. |
Mới đây, chiều 14/3, Đội Quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ - Công an quận Hai Bà Trưng đã bất ngờ ập vào Kho C5 - H19 khu vực Cảng Hà Nội, số 838 Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện 112 thùng hàng carton chứa nhiều sản phẩm liên quan đến các mặt hàng phòng, chống, điều trị Covid-19 do nước ngoài sản xuất. Thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp của toàn bộ lô hàng.
Thực hiện kiểm đếm hàng hóa, Đoàn kiểm tra đã ghi nhận gần 60.000 bộ kit test kháng nguyên Covid-19 do nước ngoài sản phẩm, trên vỏ ngoài thùng carton có thể hiện xuất xứ hàng hóa “made in China”.Cùng với đó, Đoàn kiểm tra còn ghi nhận hơn 3.000 sản phẩm thuốc tân dược và gần 200.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tất cả đều do nước ngoài sản xuất. Trị giá ước tính lô hàng trên 10 tỷ đồng.
Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền có thể lên tới 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Trong trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu là trang thiết bị y tế, mức phạt trên có thể sẽ tăng gấp 2 lần. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn lậu. Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào buôn bán hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật có thể bị phạt tiền lên đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù lên đến 20 năm. |
Nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt để các loại tội phạm, vi phạm pháp luật nảy sinh trong quá trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chỉ trong hai ngày 13 và 14/3, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ - Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 22 đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là kit test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất.
Hai đối tượng gồm Cao Thảo Anh (sinh năm 1995; trú tại quận Bắc Từ Liêm) và Triệu Văn Tuyến (sinh năm 1991; trú tại huyện Lâm Thao, Phú Thọ). Trong đó với đối tượng Thảo Anh, cơ quan chức năng phát hiện đang vận chuyển 3.000 bộ kit test còn Tuyến vận chuyển gần 2.000 bộ kit test.
Tổ công tác đã thu giữ gần 5.000 bộ kit test nhanh Covid-19 nhập lậu trị giá hàng trăm triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra các đối tượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa…
Trung tá Đoàn Văn Đông - Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ - Công an quận Bắc Từ Liêm, cho biết, các đối tượng đều thừa nhận do thiếu hiểu biết pháp luật, nhận thấy nhu cầu sử dụng kit test nhiều vì dịch bệnh bùng phát đột ngột sau dịp Tết Nguyên đán Nhân Dần nên đã tìm hiểu, liên hệ với các nguồn hàng trên mạng xã hội, bất chấp việc các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế công nhận để nhập hàng về bán kiếm lời.
Việc nhiều đối tượng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để kinh doanh kit test nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm trục lợi, tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe người dân, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tiềm ẩn nhiều hệ lụy
Theo danh sách cập nhật của Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, tính đến ngày 11/2/2022, cả nước có 30 loại test nhanh kháng thể và 83 loại test nhanh kháng nguyên đã được Bộ Y tế cấp phép. Đối với test nhanh kháng nguyên, trong nước có 3 sản phẩm hàng Việt Nam và 80 loại nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó, có 69 test nhanh, 11 test chạy máy miễn dịch).
Các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều cảnh báo đối với những bộ kít test nhanh Covid-19 trôi nổi trên thị trường hiện naycó thể là giả, khi thử có thể cho kết quả không đúng. Có nhiều người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng dễ nhầm với bệnh cúm thông thường khác.
Như vậy, khi xét nghiệm không những không phát hiện ra bệnh mà còn có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Mặt khác, kết quả xét nghiệm rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Kết quả không chính xác trong xét nghiệm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ dương tính nhưng kết quả lại âm tính khiến người bệnh chủ quan, làm virus lây lan ra cộng đồng. Thậm chí, trường hợp F0 chuyển nặng cũng không được phát hiện sớm. Trường hợp âm tính nhưng cho kết quả dương tính, người dân sẽ lo lắng, đi xét nghiệm kiểm tra lại gây mất thời gian, tốn kém.
Lực lượng chức năng thu giữ lô kit test Covid-19 và thuốc tân dược không rõ nguồn gốc trị giá trên 10 tỷ đồng tại khu vực Cảng Hà Nội |
Trung tá Đoàn Văn Đông cho biết, kit test nhanh Covid-19 nhập lậu được các đối tượng cất giấu cẩn thận, bán trộn lẫn với kit test có hóa đơn, chứng từ nên rất khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, phát hiện, xử lý.
Thời gian tới, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ - Công an quận Bắc Từ Liêm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh kit test cũng như thuốc, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 cho các chủ cơ sở kinh doanh. Tăng cường lực lượng bám nắm địa bàn, tổ chức kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan là khuôn khổ pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn một số hạn chế bất cập. Trong đó có thể kể đến là chế tài xử phạt còn chưa thực sự nghiêm khắc, chủ yếu xử phạt hành chính. Mức xử phạt nhìn vào tưởng cao nhưng thực tế lại rất thấp so với lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu.
Các đối tượng sản xuất và bán sẵn sàng nộp phạt rồi lại tái diễn vi phạm. Theo luật sư Long, trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2 lưu hành trên thị trường phải được cấp số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tin nóng 24/11/2024 11:48
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin nóng 24/11/2024 09:36
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin nóng 23/11/2024 21:35
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52