Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch

Ai đã đến Thanh Trì vào những ngày tháng 8 hẳn từng ấn tượng với những ruộng ngô vào mùa thu hoạch, vàng ruộm cả cánh đồng. Thế nhưng mùa thu năm nay, những bắp ngô nếp vàng có nguy cơ bị “chết già” trên đồng ruộng bởi người dân không có nơi tiêu thụ khi cả thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách phòng, chống dịch. Để “giải cứu” ngô cũng như nhiều loại nông sản mùa vụ cho bà con, xã Yên Mỹ, nơi có vùng trồng ngô chất lượng cao lớn nhất huyện Thanh Trì đã thực hiện mô hình hay, hiệu quả, tiêu thụ nông sản cho bà con để bà con ấm lòng, yên tâm thực hiện giãn cách xã hội.
Giá nông sản, thực phẩm tăng “sốc” từng ngày chủ yếu do tâm lý Hà Nội hỗ trợ nông sản, sản phẩm OCOP Đồng Tháp, Sóc Trăng trên sàn thương mại điện tử

Nỗi lo nông sản “chết già”

Cuối vụ hè, những đồng ngô ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì chuyển màu vàng óng, nổi bật giữa mảng xanh tươi mát của cây và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh cuốn hút. Thông thường nhà nông ở xã sẽ vui mừng lắm bởi sắp được thu hoạch. Những bắp ngô nếp được trồng theo tiêu chuẩn VietGap sẽ được mang đi khắp nơi, tỏa mùi thơm trên khắp các nẻo đường từ chiếc xe đẩy của người bán hàng rong cho đến những gia đình, cửa hàng, siêu thị…

Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Ngô nếp vào vụ của bà con đã được "giải cứu"

Thế nhưng vụ hè năm nay, nhiều nông dân nhìn ruộng ngô chín vàng mà lòng thắt lại. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bất ngờ ập đến, người dân thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội của Thành phố, những ruộng ngô, ruộng nông sản, hoa màu vào vụ không được tay người hái, đứng trước nguy cơ “chết già” trên đồng ruộng.

Cùng tâm trạng với những người nông dân trong xã, chị Trần Bích Hợp (thôn 2, xã Yên Mỹ) cho biết, gia đình chị có 8 sào ruộng trồng ngô và 2 sào trồng các loại rau như mướp, bầu, mùng tơi, rau ngót, rau ngót. Bây giờ là vào mùa thu hoạch ngô và mướp.

“Chúng tôi bế tắc lắm, khi nghe Chỉ thị 17, chúng tôi hoàn toàn bị sốc. Nông dân chúng tôi chỉ có thể thu hoạch một ít mang ra chợ bán, nhưng ở đây nhà nào cũng trồng ngô, trồng rau thì bán cho ai? Không có dịch thì bán ra các xã ngoài, bán cho các trường học, công sở, nay thực hiện chỉ thị giãn cách thì không được ra khỏi xã để bán nông sản. Ngô thì đang vào mùa thu hoạch, lại là loại ngô trồng theo tiêu chuẩn VietGap, chủ yếu bán tươi, nếu không thu hoạch đúng thời điểm thì ngô sẽ già, chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không mất mùa nhưng cũng coi như mất trắng”, chị Hợp cho biết.

Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Những chuyến xe chở nông sản vui mừng đến nơi tập kết để đến với người tiêu dùng.

Cũng ở thôn 2, gia đình chị Trần Thị Thanh Thủy có 8 sào trồng ngô và 8 sào trồng rau, hoa màu các loại. Vào những ngày giãn cách xã hội, nhìn ruộng ngô vào vụ mà chị không khỏi buồn rơi nước mắt. Ngô “chín” chỉ có thể thu hoạch trong mấy ngày là tươi và ngọt, chứ để già đi thì chất lượng và sản lượng vô cùng thấp. Còn rau màu các loại, nếu “ế” thì cũng chỉ nhà này chia cho nhà kia ăn cho hết. “Nhưng nhà nào cũng trồng ngô với rau, thì ăn sao cho hết được, chỉ có mang mà vứt đi thôi. Giờ mang ra chợ bán cũng chẳng được là bao, lại sợ lây dịch Covid-19. Dù sao sức khỏe cũng là trên hết”, chị Thủy chia sẻ.

"Phép màu" cho người nông dân

Thế nhưng nỗi lo ấy của chị Hợp, chị Thủy cũng như của bà con xã Yên Mỹ đã không còn nữa. Như có “phép màu”, mấy ngày nay bà con hồ hởi đi thu hoạch ngô, rau màu… bởi nông sản đã được “giải cứu”.

Xúc động đến nghẹn lời, chị Trần Bích Hợp cho biết: “Bắt đầu từ đầu tháng 8, xã Yên Mỹ đã có chủ chương giải cứu nông sản cho bà con, đến nay tôi đã thu hoạch và tiêu thụ qua Hợp tác xã An Phát trên 1 sào ngô rồi. Rau, mướp cũng đã tiêu thụ được một ít bởi lượng tiêu thụ phải chia đều cho bà con, mỗi người bán một ít. Tôi rất mừng vì không phải sáng sớm dậy thu hoạch rồi mang ra chợ bán, vất vả mà chẳng được bao nhiêu.

Bây giờ chúng tôi thu hoạch xong thì sơ chế sạch, mang tới Hợp tác xã An Phát. Họ nhập hàng rất nhanh, rất tạo điều kiện cho dân, giá nông sản lại không giảm so với ngày thường. Giá trị nông sản tuy không lớn nhưng là máu thịt của bà con, những người đã đổ công sức, mồ hôi ra ruộng đồng. Tôi rất cảm ơn chính quyền xã đã có chủ trương giúp đỡ bà con tiêu thụ nông sản. Cán bộ Hợp tác xã An Phát cũng rất chu đáo, nhiệt tình hỗ trợ bà con nhanh chóng nhập sản phẩm để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch”.

Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Những cây rau muống tươi, ngon trồng theo tiêu chuẩn VietGap không lo già úa trên ruộng.

Chị Trần Thị Thanh Thủy cũng cho biết kể từ khi xã có chủ trương “giải cứu” nông sản cho bà con, gia đình chị cũng đã tiêu thụ qua Hợp tác xã An Phát được hơn 1.000 bắp ngô và một số rau, củ quả. “Từ khi xã thông qua Hợp tác xã An Phát hỗ trợ bà con thu mua nông sản thì nhiều gia đình không phải lo việc hái ra mang ra chợ bán, đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp hiện nay. Nông sản của chúng tôi không còn phải lo lắng về đầu ra, giá cả lại ổn định nên chúng tôi rất yên tâm”, chị Thủy vui mừng cho biết.

Hiện nay, toàn Thành phố đang thực hiện giàn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nông sản của bà con đến vụ thu hoạch nhưng khó tiêu thụ, chính vì vậy, để hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì đã phối hợp với Hợp tác xã An Phát thu mua nông sản cho bà con nông dân trên toàn xã.

Là người trực tiếp hỗ trợ bà con đăng ký tiêu thụ sản phẩm, bà Trần Thị Thoa – Bí thư Chi bộ Thôn 2 (xã Yên Mỹ) cho biết, từ 1/8 khi xã bắt đầu thu mua giúp bà con tiêu thụ nông sản, bà con rất vui mừng và đã chuyển đến Hợp tác xã rất nhiều ngô, rau, củ, quả… Ước tính mỗi ngày Hợp tác xã An Phát tiêu thụ cho bà con khoảng từ 100-200kg rau, củ quả và khoảng 3.000 – 5.000 bắp ngô. Ngoài ra còn có nhãn, chuối, ổi… bà con trồng xen canh cũng đã mang ra tiêu thụ.

“Trong thời gian tới, Hợp tác xã An Phát sẽ tiếp tục tiêu thụ nông sản cho bà con để bà con có thu nhập, yên tâm ở nhà phòng, chống dịch. Xã cũng sẽ cố gắng tìm thêm đầu ra để tiêu thụ được nhiều nông sản cho bà con với giá thành ổn định”, bà Trần Thị Thoa cho biết.

“Giải cứu” nông sản góp phần ngăn chặn dịch lây lan

Theo ông Nguyễn Đình Quyết – Phó Chủ tịch xã Yên Mỹ, hiện nay đang là vụ hè, chưa phải là vụ chính nên nông sản chủ yếu trái mùa nên sản lượng không nhiều, chủ yếu là ngô. Từ trước đến nay nông sản của bà con đều là tự sản tự tiêu, sau khi thu hoạch thì tự mang đi bán ở các chợ ngoài xã. Hiện nay, các nông sản trái vụ thì không đáng lo ngại nhưng riêng có ngô là bà con chủ yếu trồng ngô nếp, bán tươi nên phải nhanh chóng “giải cứu” cho bà con.

Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Hợp tác xã "giải cứu" rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg và từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.

“Sau khi xã phát động chủ trương tiêu thụ nông sản, bà con rất phấn khởi. Nông sản bà con mang đến tính đến thời điểm này đã tiêu thụ hết không có hàng tồn đọng. Tiêu thụ nông sản qua kênh của xã không chỉ giúp bà con bán được sản phẩm, trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn hạn chế việc đi ra ngoài, đi chợ, tránh lây nhiễm dịch bệnh. Từ khi có Chỉ thị 17, xã cũng đã có chỉ đạo nhân dân thực hiện đúng chỉ thị, không bán hàng rong, không ra khỏi địa bàn. Vì vậy, việc tiêu thụ nông sản trong sự an toàn, đảm bảo phòng chống dịch giúp bà con yên tâm ở nhà, thực hiện tốt các chỉ thị của Thành phố”, ông Quyết cho biết.

Theo thông báo của Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, hàng ngày người dân sẽ đăng ký tiêu thụ sản phẩm với cán bộ xã, báo chủng loại nông sản mình có. Căn cứ lượng tiêu thụ của Hợp tác xã An Phát, cán bộ xã sẽ thông báo khối lượng sản phẩm thu mua của mỗi hộ để các hộ thu hoạch. Điểm tiếp nhận sản phẩm tại Nhà sơ chế tại xóm 9 xã Yên Mỹ vào các buổi chiều hàng ngày. Xã cũng lưu ý người dân cân đối chỉ thu hoạch sản phẩm tới thời điểm thu hoạch, không thu hoạch đại trà để đảm bảo việc điều tiết hợp lý, tiêu thụ tối đa sản phẩm cho nhân dân.

Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch
Nông dân vui mừng thu hoạch nông sản trên đồng ruộng.

Đại diện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Phát cũng cho biết, theo chủ trương của xã, An Phát không chỉ thu mua rau sạch của 121 hộ nông dân trong Chuỗi liên kết mà còn thu mua cho các hộ nông dân nằm ngoài Chuỗi liên kết. Mỗi ngày, Hợp tác xã thu mua rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg; từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.

Toàn huyện Thanh Trì hiện có 140ha rau an toàn, trong đó 106ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tập trung tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà… Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, huyện chủ động liên hệ và hướng dẫn các xã, hợp tác xã, hộ sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp như Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát, Công ty Hưng Gia, Công ty Cổ phần Davicorp Việt Nam. Vào những ngày không giãn cách, huyện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm rau an toàn tiêu thụ thông qua hợp đồng với mức giá ổn định và cao hơn thị trường 10-15%; thu nhập bình quân đạt 400-450 triệu đồng/ha.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động