Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng triệu du khách

Chiều 31/12, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã thông tin về kết quả 3 năm triển khai thí điểm và công bố chính thức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.  
khong gian di bo ho hoan kiem thu hut hang trieu du khach Phố đi bộ hồ Gươm – điểm hẹn văn hoá hấp dẫn
khong gian di bo ho hoan kiem thu hut hang trieu du khach Ý nghĩa hoạt động làm sạch môi trường khu vực phố đi bộ Hồ Gươm
khong gian di bo ho hoan kiem thu hut hang trieu du khach Điểm nhấn tháng 10

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, không gian đi bộ này đã trở thành một thương hiệu, điểm nhấn của Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền; là nơi giao thoa, điểm hẹn thú vị của mọi người dân được nhân dan Thủ đô và cả nước, quốc tế ủng hộ, đồng thuận và đánh giá cao.

khong gian di bo ho hoan kiem thu hut hang trieu du khach
Đến với không gian phố đi bộ du khách sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống

Việc xây dựng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hình thành thói quen đi bộ, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình.

Bên cạnh đó giúp kích cầu thương mại, dịch vụ, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm và Thành phố. Tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã được Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trao giải đặc biệt về quy hoạch đô thị Quốc gia.

Trình bày những kết quả đã đạt được trong thời gian thí điểm, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, 3 năm qua, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tham gia rất đông (trung bình ban ngày có khoảng 3.000-5.000 người; buổi tối khoảng 1,5-2 vạn người).

Tại không gian đi bộ khu vực Hoàn Kiếm, các đơn vị đã tổ chức 410 sự kiện văn hoá quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, 26 Đại sứ quán.

Lượng khách du lịch quốc tế lưu trú tại quận Hoàn Kiếm tăng nhanh (năm 2016 là 1.361.000 lượt người đến năm 2019 là 2.350.000 người). Tính đến nay, trên địa bàn quận có 176 công ty lữ hành, 585 khách sạn và cơ sở lưu trú với hơn 12.000 phòng.

Số lượng của hàng kinh doanh chuyển sang các hoạt động dịch vụ du lịch tăng 594 cơ sở. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm sau cao hơn năm trước (năm 2016 đạt 5.387 tỷ đồng; năm 2017 đạt 7.020 tỷ đồng; năm 2018 đạt 8.840 tỷ đồng; ước năm 2019 đạt 9.749 tỷ đồng).

Cũng tại khu vực này, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, không xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại, biểu tình; tình hình an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận được đảm bảo, duy trì tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Tuấn Long, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vẫn còn một số tồn tại như một số điểm giao thông tĩnh gần sát khu vực các chốt ra vào không gian đi bộ quá tải; tại một số nút giao thông vào giờ cao điểm vẫn còn ùn ứ; tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, dắt chó không có rọ mõm còn diễn ra….

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết Ban Chỉ đạo Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại trong hoạt động như: Phương tiện dừng đỗ trước và sau rào an ninh tại các chốt ra vào; các điểm giao thông tĩnh bị quá tải; bãi xe tự phát thu quá giá quy định; vứt rác trên vỉa hè.

Ủy ban nhân dân quận khẩn trương triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm và nghiên cứu thực hiện các dự án thành phần phụ cận Hồ Gươm như khu vực Nhà hàng Thủy Tạ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết nối đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, vườn hoa Lý Thái Tổ, tháp Hòa Phong, đền Vua Lê, các trục đường xung quanh hồ Hoàn Kiếm…

khong gian di bo ho hoan kiem thu hut hang trieu du khach
Không gian phố đi bộ Hồ Gươm thu hút đông đảo du khách đến tham quan dịp cuối tuần

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp của các Sở, ngành như: Sở Tư pháp khẩn trương thẩm định Quy chế quản lý hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong tháng 1/2020 làm cơ sở để UBND quận Hoàn Kiếm hoàn thiện trình UBND Thành phố phê duyệt; Sở Công Thương, Sở Du lịch, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét duyệt phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách theo đúng quy định của pháp luật…

Đồng thời, Công an Thành phố Hà Nội chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, xử lý triệt để tình trạng móc túi, buôn bán hàng rong, tự ý nâng giá, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, tình trạng taxi dù; tổ chức phân luồng giao thông hợp lý đối với các tuyến phố xung quanh khu vực không gian đi bộ nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông…

Tại Hội nghị, liên quan đến việc Thành phố Hà Nội giao quận Hoàn Kiếm phối hợp Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu đề xuất xem xét thực hiện thí điểm không cho các phương tiện giao thông hoạt động trong thời gian một tháng đối với toàn bộ không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm để phân tích, đánh giá từ đó đưa ra giải pháp lâu dài cho việc quản lý phương tiện đi vào nội đô triển khai đến đâu, ông Phạm Tuấn Long cho biết, quận Hoàn Kiếm đang cùng Sở Giao thông vận tải nghiên cứu việc thí điểm triển khai không cho các phương tiện giao thông hoạt động 24/24 giờ, kết quả thí điểm sẽ được công bố sau Tết.

Bên cạnh đó, thông tin về lịch hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong ngày Tết Dương lịch (1/1/2020), ông Phạm Tuấn Long cho biết thông thường vào dịp lễ, Tết hàng năm nếu rơi vào ngày cuối tuần hoặc liền kề ngày tổ chức không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận, Ban tổ chức sẽ kéo dài thời gian tổ chức.

Năm nay, Tết Dương lịch rơi vào giữa tuần nên phố đi bộ sẽ không được tổ chức, các phương tiện vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vẫn theo thông lệ, vào tối ngày 31/12/2019, phố đi bộ vẫn sẽ hoạt động để phục vụ cho sự kiện âm nhạc chào đón năm mới Countdown 2020 và đúng 6 giờ sáng 1/1/2020 không gian đi bộ sẽ được trả lại cho hoạt động giao thông như bình thường.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động