Không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm nông nghiệp
Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022 Giải bài toán về đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ |
Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề trồng hoa
Huyện Mê Linh được xem là “thủ phủ” trồng hoa lớn của thành phố Hà Nội. Những năm qua, cùng với sự phát triển của làng hoa, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Với những tiềm năng vốn có, huyện Mê Linh đang từng bước tạo ra những “cú hích” mới cho phát triển nông nghiệp.
Trung bình mỗi năm, ông Phạm Đức Tài (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) thu khoảng 500-700 triệu đồng từ nghề trồng hoa. |
Đến thăm vườn hoa Tài Lý, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những chậu hoa hồng thế với đủ màu sắc. Trò chuyện với ông Phạm Đức Tài, chúng tôi cảm nhận rõ niềm đam mê của ông với nghề trồng hoa.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tài cho biết, ban đầu khi mới lập nghiệp, ông gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm “đổi đời” từ nghề trồng hoa, ông Tài đã mạnh dạn thuê đất trồng hoa hồng cắt cành từ đó tạo nguồn vốn ban đầu. Tiếp đó, ông học hỏi kỹ thuật trồng hoa hồng thế, hồng bonsai để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện tại, ông Tài đang sở hữu nhà vườn với nhiều loại hoa có giá trị, được khách hàng tin tưởng, đặt mua. Theo ông Tài, trong vườn có nhiều loài hoa chỉ ông mới có. Trong các loài hoa đó phải kể đến các giống hồng cổ, hồng ngoại, cúc cổ…. Trong quá trình trồng hoa, ông Tài luôn đặt chất lượng lên trên hết.
Để tạo nên thương hiệu riêng cho nhà vườn, ông Tài chủ động “đi trước, đón đầu” trong công việc lai tạo các giống hoa mới. Bên cạnh niềm đam mê với hoa hồng, ông Tài đang phát triển thêm các giống hoa lan biến đổi gen. Ông Tài tiết lộ, tùy từng năm mà nguồn thu nhập có sự chênh lệch, có những năm thị trường hoa được giá, ông thu được 500-700 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Cũng giống như gia đình ông Tài, nhiều hộ gia đình tại huyện Mê Linh cũng đã khấm khá hơn nhờ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa. Gia đình anh Nguyễn Văn Toàn (thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh) đã trồng hoa cúc hàng chục năm nay. Theo anh Toàn, trước đây, khu ruộng nhà anh đều trồng lúa, tuy nhiên năng suất khá thấp, thu nhập bấp bênh, từ khi chuyển đổi sang trồng hoa cúc, thu nhập của vợ chồng anh được cải thiện rõ rệt. Nếu thị trường ổn định, thời tiết thuận lợi, mỗi năm vợ chồng anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng hoa.
Quan tâm hơn nữa đến các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Theo báo cáo kinh tế - xã hội của UBND huyện Mê Linh, trong năm 2021, huyện đã triển khai nhiều hoạt động để nâng cao chất lượng, giá trị sản sản phẩm cho người dân. Trong đó, huyện đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố xây dựng các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của Thành phố như sản phẩm Bưởi đỏ Tráng Việt; rau, củ, quả Tráng Việt…
Các sản phẩm nông nghiệp của huyện Mê Linh được đánh giá, phân hạng trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm của thành phố Hà Nội. |
Huyện đã đăng ký đề xuất 02 nhóm sản phẩm, 01 dịch vụ đặc thù dự kiến đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trong năm 2021-2022: Đó là các sản phẩm hoa (cúc, hồng, đồng tiền) của Công ty TNHH vật tư và giống cây trồng Hà Nội. Sản phẩm rau, củ, quả (Su hào, rau ngót, mướp đắng, dưa chuột, cải đông dư, cà chua, bắp cải, củ cải) của HTX sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp Minh Hưng. Sản phẩm dịch vụ làm lễ tham quan khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản ứng dụng quy trình truy xuất nguồn gốc tại cơ sở sản xuất ban đầu; khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2022, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, huyện tích cực triển khai hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng ứng dụng công nghệ cao, vật tư, hóa chất xử lý môi trường đối với các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thông qua Chương trình Khuyến nông cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND Thành phố cũng như các chương trình kế hoạch của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện.
Bên cạnh đó, tập trung huy động, ưu tiên nguồn lực đầu tư, cải tạo hạ tầng đường giao thông, kênh mương nội đồng tại các vùng quy hoạch sản xuất tập trung đã được quy hoạch nhằm khuyến khích, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế địa phương.
Tích cực tuyên truyền, hỗ trợ khoảng 50 lớp (cho 5.000 lượt hộ nông dân) tập huấn kiến thức sản xuất an toàn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại các vùng sản xuất rau, hoa như: Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, sử dụng bẫy bả (protein, pheromon, bẫy dính màu) để thu hút và dẫn dụ côn trùng, kỹ thuật ngâm nước để hạn chế sâu bệnh hại, quy trình sản xuất thực phẩm an toàn theo hướng VietGap, hữu cơ.
Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển và nhân rộng khoảng 03 mô hình, các hộ sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả trên địa bàn huyện như: Mô hình nuôi trồng các loại cây, con mới, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (giống cây trồng chất lượng cao, nuôi cấy mô, sử dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà màng, tưới tự động hoặc bán tự động; trồng cây trên giá thể…), từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, có chất lượng, có sức cạnh tranh cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18