Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Giai đoạn 2015 - 2020, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục ổn định và có bước phát triển mạnh. Toàn Ngành tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học; nhờ vậy chất lượng dạy - học được duy trì, ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Đặc biệt, với việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp các cấp học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động trên địa bàn.
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh đầu tư

Trong giai đoạn 2015 - 2020, các cấp, ngành của Thành phố đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
Với việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các cấp học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, đã thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng, nhất là khu vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch được thực hiện về cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Thiết bị dạy học và công tác thư viện trường học được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đủ thiết bị tối thiểu, từng bước cung cấp thiết bị theo hướng hiện đại và chuẩn hóa. Đến nay, 100% trường học đã có thư viện, trong đó 75% số thư viện đạt chuẩn và tiên tiến.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao đã đạt thành tích xuất sắc. Tính đến năm 2020, tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn Thành phố đạt 75%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 là có từ 65% đến 70% số trường công lập đạt chuẩn.

Hiện nay, toàn Thành phố có 20 trường chất lượng cao được công nhận, phát huy tác dụng tốt đối với học sinh, cha mẹ học sinh và tạo nền tảng phát triển mô hình trường tự chủ trong giai đoạn tới. Hệ thống trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia với nội dung, phương pháp có nhiều đổi mới phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhu cầu của người học, chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ rõ nét. Hầu hết, các trường được công nhận chất lượng cao, chuẩn quốc gia đều đã tiếp cận các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức, sự tự tin, tư duy tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội hiện nay.

Đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, trong đó có nhu cầu "du học tại chỗ", ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Kết quả đột phá đó là thực hiện Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài Trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - chứng chỉ A Level tại trường Trung học phổ thông Chu Văn An từ năm 2017. Từ năm học 2018 - 2019, Hà Nội tiếp tục mở rộng mô hình này tại 8 trường trên địa bàn thành phố, gồm: Trung học phổ thông Chu Văn An, Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam (cả 2 khối Trung học phổ thông và Trung học cơ sở), Trung học cơ sở Chu Văn An, Trung học cơ sở Trưng Vương, Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên, Trung học cơ sở Cầu Giấy, Trung học cơ sở Nghĩa Tân, Trung học cơ sở Thanh Xuân.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chú trọng. Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Hà Nội ngày càng được tăng cường, có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt. Hiện, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhất cả nước, trong đó 100% giáo viên đứng lớp ở các cấp học, bậc học có trình độ đào tạo đạt chuẩn; bước đầu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đội ngũ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Nhiều thành tích đáng ghi nhận

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp; chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Đối với bậc mầm non, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm đề ra; chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ngành đã tiếp tục nhân rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng khu vực ngoại thành và triển khai đại trà mô hình vườn trường trồng rau ở các quận, huyện có điều kiện; đồng thời triển khai thực hiện tốt Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, làm tốt công tác quản lý việc triển khai liên kết thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh giữa các trung tâm ngoại ngữ với các trường mầm non...

Đối với bậc tiểu học, đến nay, cả 30/30 quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 3. Đặc biệt, giai đoạn 2015 - 2020, Ngành đã chỉ đạo tốt việc dạy - học 2 buổi/ngày. Đến năm học 2019 - 2020, đã có 96,5% học sinh được học 2 buổi/ngày.

Ở bậc trung học, toàn Ngành đã tập trung đổi mới chương trình, nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Nhờ vậy chất lượng dạy - học ngày càng được nâng lên. Điểm bình quân các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 toàn Thành phố hàng năm đều tăng (năm học 2014 - 2015 môn Toán là 5,36, môn Ngữ văn là 6,35; năm học 2019 - 2020 môn Toán là 5,99, môn Văn là 6,50). Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông được giữ vững và từng bước được nâng lên (năm 2015, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông là 92,51%; đến năm 2020 nâng lên 99,17%). Tại các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, quốc gia và quốc tế, nhiều học sinh Hà Nội luôn đạt thành tích xuất sắc.

Trong giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020"; củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ, toàn Thành phố hoàn thành xóa mù chữ mức độ 2; đẩy mạnh chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; huy động tối đa số lượng học viên theo học các chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

Giai đoạn tới đây, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; triển khai các dự án, đề án về đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo…/.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động