Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn!

(LĐTĐ) “Về lâu dài, phải hướng đến mục tiêu như ông cha ta từng nói, là an cư mới lạc nghiệp. Không thể để cho người lao động ở trong những nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn. Rõ ràng nếu xảy ra dịch bệnh thì người lao động ở những khu vực này sẽ bỏ đi hết”.
Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế Hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Việc làm và thu nhập

Trên đây là kiến nghị của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững.

Chủ tịch VCCI nhìn nhận, đại dịch Covid-19 thực tế đã là một đại họa về y tế, kinh tế, đã lấy đi sinh mệnh của hơn 5 triệu người trên thế giới trong đó có hơn 2 vạn người ở Việt Nam. Giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội cũng như sự kiên cường khi vừa đóng góp cho xã hội hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho công cuộc chống dịch, đồng thời chăm lo cho người lao động của mình. Các DN đã hỗ trợ, chia sẻ với người lao động cả về việc làm, chia sẻ về đời sống, chăm lo y tế.

Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn!
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững.

Đặc biệt, có những DN phải áp dụng “3 tại chỗ”, chi phí tăng lên rất nhiều, nhưng đã chấp nhận duy trì sản xuất mặc dù không còn lợi nhuận, nhiều chủ DN đã làm việc với các cơ sở cho thuê nhà để giảm bớt chi phí cho người lao động, cung ứng thực phẩm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân…

Chủ tịch VCCI cho rằng, người lao động cần nhất là việc làm và thu nhập. DN phải phục hồi và đón công nhân trở lại làm việc, đào tạo lại, bảo đảm an toàn sức khoẻ, lo lắng vắc xin và chăm sóc y tế cho người lao động. Nếu không người lao động không thể an tâm làm việc.

“Đây là hai yêu cầu trước mắt, ngắn hạn, còn lâu dài, phải hướng đến mục tiêu như ông cha ta từng nói, là an cư mới lạc nghiệp. Không thể để cho người lao động ở trong những nhà trọ mấy mét vuông, điều kiện rất khó khăn. Rõ ràng nếu xảy ra dịch bệnh thì người lao động ở những khu vực này sẽ bỏ đi hết”.

Theo ông Phạm Tấn Công, để hướng đến mục tiêu Đại hội XIII đề ra đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển thì không thể chấp nhận người lao động sống như vậy. “Ngay từ ngày hôm nay, chúng ta nhân dịp này phải xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động an cư, có an cư mới an tâm, có an cư mới không xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ các địa phương như vừa rồi. Đây là chương trình hết sức quan trọng. DN sẵn sàng làm, nhưng cần cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo quỹ đất, chính sách ưu đãi để DN làm”, Chủ tịch VCCI nói.

Cũng theo ông Phạm Tấn Công, lạc nghiệp là phải có một việc làm ổn định thu nhập tốt và kéo theo là phải có một chương trình quốc gia để đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân, giúp DN dịch chuyển chuỗi giá trị sản xuất để tạo thu nhập cao hơn cho người lao động. Để làm được điều này, cần cơ cấu lại tổng thể lực lượng lao động ở Việt Nam, dần hạ thấp tỷ lệ lao động phổ thông, dịch chuyển sang lao động ở bậc cao hơn, đồng thời quy hoạch kinh tế - xã hội cần hướng đến lao động tại chỗ để tránh việc dịch chuyển lao động quá lớn như vừa qua.

Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn!
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công (bên trái) đề xuất xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động.

Chủ tịch VCCI cũng nhìn nhận, đây là cơ hội lịch sử, cơ hội vàng để đột phá thể chế. Vậy nên, ngoài các gói hỗ trợ mà Chính phủ, Quốc hội đang tính toán, cần có các gói cải cách thể chế. Gói hỗ trợ có thể giúp kinh tế phục hồi, nhưng để phát triển bền vững thì cần những động lực từ thể chế. Gói thể chế này cần được coi là một phần trong chương trình phục hồi và phát triển bền vững. “Tôi cho rằng đây mới là gói cứu trợ mà cộng đồng DN mong mỏi nhất”, ông Phạm Tấn Công nhận định.

Xem xét thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở

Cùng quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người lao động, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Phạm Văn Thịnh đề xuất: “Quốc hội và Chính phủ cần xem xét thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động vốn đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay; đồng thời giao cho Ngân hàng chính sách xã hội quản lý, vận hành quỹ này”.

Bắc Giang từng là tâm dịch Covid-19 trong làn sóng dịch bùng phát lần thứ 4. Thế nhưng, vượt qua đại dịch, ông Phạm Văn Thịnh cho hay, tăng trưởng GRDP 2021 của Bắc Giang ước đạt 7,82%; tổng thu ngân sách ước đạt 15.745 tỷ đồng, tăng 26,9% so với năm 2020, vượt 56,1% dự toán. “Điều đó cho thấy bài toán khôi phục và phát triển sản xuất, trong đó có các vấn đề về lao động đã được tỉnh Bắc Giang giải quyết linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, ông Phạm Văn Thịnh chia sẻ.

Không thể để người lao động ở trong nhà trọ mấy m2, điều kiện rất khó khăn!
Các đại biểu dự Diễn đàn thảo luận chuyên đề về an sinh xã hội.

Theo ông Phạm Văn Thịnh, lao động tại các khu công nghiệp là yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển kinh tế của đất nước, song người lao động chưa có được chỗ ở tốt, đa số ở trong các nhà trọ không bảo đảm vệ sinh, môi trường, sức khỏe. Từ thực trạng này, ông Phạm Văn Thịnh đề nghị trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội tới đây, Quốc hội và Chính phủ nên thiết kế chính sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu vực đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích DN xây dựng ký túc xá cho công nhân trong khu công nghiệp.

“Cản trở lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng như người lao động vay, hiện chỉ trông chờ vào nguồn cấp từ ngân sách nên rất khó khăn. Vì vậy, Quốc hội và Chính phủ nên xem xét 2 giải pháp.

Một là, tăng tỷ lệ diện tích sàn thương mại hoặc đất ở thương mại từ 20% lên 30-40% để dự án nhà xã hội có thêm nguồn cân đối giảm giá nhà cho người thu nhập thấp (sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP) và nâng cao chất lượng công trình, hạ tầng, cộng đồng dân cư nơi có quỹ nhà ở xã hội.

Hai là, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động nguồn vốn cho đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý, vận hành. Nguồn tiền gửi của quỹ là từ các DN sử dụng lao động (với yêu cầu bắt buộc) và nguồn gửi từ người lao động (có nhu cầu mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội - khuyến khích, không bắt buộc)”, ông Phạm Văn Thịnh đề xuất.

Cũng theo ông Phạm Văn Thịnh, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là có nhiều DN, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu thuê, mua quỹ nhà ở xã hội hoặc xây dựng ký túc xá cho công nhân mình ở nhưng pháp luật chưa cho phép. Cho rằng đây là nhu cầu hết sức chính đáng và hợp lý, ông Phạm Văn Thịnh đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần sửa đổi Luật Nhà ở và bổ sung các chính sách để tạo thuận lợi cho DN được thuê, mua lại hoặc tự xây ký túc xá cho công nhân.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đào Thị Kim Lành - Công đoàn Trường Mầm non Tân Phương, huyện Ứng Hòa.
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ

Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ

(LĐTĐ) Trong các ngày từ ngày 14 đến 17/11, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội phối hợp với Công đoàn Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm chuyên sâu cho hơn 400 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đây là hoạt động định kỳ của Công đoàn Công ty và thực hiện theo đúng Luật An toàn vệ sinh lao động, thông qua việc xét nghiệm chuyên sâu giúp phát hiện sớm các bệnh cho đoàn viên, người lao động.
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3

(LĐTĐ) Công đoàn sẽ trao Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước” cho trẻ em mồ côi dưới 16 tuổi là con đoàn viên, người lao động có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ tử vong do bão số 3 (bão Yagi).
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 15/11, đoàn giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH K+K Fashion.
Mang Tết đủ đầy đến người lao động

Mang Tết đủ đầy đến người lao động

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, ưu tiên những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo và người lao động ở lại đơn vị, doanh nghiệp để công tác, sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết.
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao

Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương tổ chức khai trương sân tập môn Pickleball cho đoàn viên và người lao động tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động