Không tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bộ Y tế, 2 loại vắc xin được sử dụng cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin phòng Covid-19 của Moderna và Pfizer. Với nhóm trẻ này, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin, không tiêm trộn. Như vậy sẽ có gần 12 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên 63 tỉnh, thành phố sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian tới. Và đây cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong năm 2022.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em: Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu

Đảm bảo tiêm chủng an toàn

Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến ngày 1/4, cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ mũi 1 là 99% và mũi 2 là 94%. Hiện, Bộ Y tế và các địa phương cũng chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi trong đầu tháng 4/2022.Để cả nước thực sự chuyển sang trạng thái bình thường mới, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nước cho rằng, việc hoàn thành tiêm chủng cho gần 12 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi giống như "mảnh ghép" cuối cùng rất quan trọng.

Không tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em
Tiêm vắc xin là cách phòng dịch bệnh Covid-19 đơn giản và hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việc tiêm chủng cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi là việc quan trọng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan làm việc rất thận trọng, từng bước, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo chương trình tiêm của các nước, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ... để bảo đảm khi tiêm chủng phải an toàn.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, khi trở lại trường học, việc lây nhiễm Covid-19 của trẻ đã tăng lên do biến chủng Omicron. Mặc dù trẻ ở lứa tuổi này mắc Covid-19 phần lớn đều có mức độ bệnh nhẹ, nhưng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, phụ huynh phải nghỉ chăm sóc, các cháu liên quan cũng phải nghỉ để cách ly, tiếp tục học trực tuyến… tạo gánh nặng lên xã hội. Ngoài ra, các số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, các biến chứng khi mắc Covid-19 ở nhóm này có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ, dù không nhiều nhưng cũng đáng lo ngại. Đáng lo ngại là biến chứng viêm cơ tim, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Đây là biến chứng mà hệ thống khám chữa bệnh tại một số bệnh viện đã ghi nhận...

Do đó, thời gian qua Bộ Y tế đã họp Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin về việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tham vấn các ý kiến của WHO về tiêm chủng cho trẻ trong lứa tuổi này. Đồng thời, Bộ Y tế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan để khảo sát mức độ đồng thuận của phụ huynh. Đến nay, phần lớn phụ huynh đồng thuận việc tiêm vắc xin cho trẻ.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ ở độ tuổi này; đề nghị địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai tại địa phương và hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, tích cực chuẩn bị để sớm triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, sẵn sàng nhân lực và cơ sở vật chất, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể đưa vắc xin vào sử dụng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin...

"Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp trẻ em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Tiêm phòng hạ dần độ tuổi

Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ đầu tháng 4/2022, ngay sau khi vắc xin phòng Covid-19 được cung ứng, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ triển khai tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo đó, có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này là Pfizer và Moderna. Riêng vắc xin Moderna chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi. Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 - dưới 12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin (mũi 1 cách mũi 2 là 4 tuần), không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết theo khuyến cáo của các chuyên gia hiện nay, trẻ mắc Covid-19 sau 3 tháng có thể tiêm vắc xin Covid-19, liên quan đến thời gian kháng thể tồn lưu và thời gian trẻ hồi phục sức khỏe. "Tuy nhiên, trên thực tế có những trẻ sau mắc Covid-19 hồi phục rất nhanh, các dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh lây nhiễm cao, trì hoãn tiêm cho trẻ có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.Chúng ta có thể giao cho cơ sở tiêm chủng quyết định tiêm cho trẻ tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, xem xét từng cá thể, cân nhắc lợi ích - nguy cơ có thể tiêm sớm hơn ngay sau khi trẻ khỏi bệnh. Với những trẻ có hội chứng viêm đa cơ quan, trẻ hoàn toàn phục hồi mới tiêm vắc xin cho trẻ", bác sĩ Ngãi cho hay.

Bộ Y tế yêu cầu chiến dịch tiêm chủng diễn ra tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức là nhóm trẻ học lớp 6), sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.

“Theo kinh nghiệm học hỏi từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5-11 tuổi ít hơn so với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các phản ứng nặng càng ít gặp hơn nhưng các địa phương không được chủ quan. Ba ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ 24/24 giờ, tránh vận động mạnh”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng cho biết.

Cũng theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm ở trẻ cũng như trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh như hiện nay. Vì vậy, phụ huynh nên cho con mình tiêm chủng để tạo miễn dịch. Mặc dù thời gian qua, số trẻ mắc tăng, số ca nặng không nhiều nhưng điều đó có nghĩa là không có ca nặng. Tại các bệnh viện trên cả nước, đã có nhiều trẻ mắc Covid-19 rất nặng dù trẻ có cơ địa bình thường.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Đinh Thế Tiến (Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Đức Giang) cho biết: Hiện nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ mắc Covid-19 thường bị nhẹ, di chứng không nặng nề, nên họ còn ngần ngại tiêm vắc xin cho trẻ. Tuy nhiên quan điểm cá nhân bác sĩ luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ.

Theo bác sĩ Tiến lý giải, độ an toàn của vắc xin là không thể bàn cãi với rất nhiều nghiên cứu. Và WHO cũng khuyến cáo tiêm vắc xin, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ đã có những kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em trên 5 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc bệnh Covid-19 nặng không cao, tuy nhiên, những biến thể Omicron, hoặc dịch Covid-19 lan rộng thì có thể có rất nhiều trẻ em sẽ mắc. Tỷ lệ không cao, nhưng không có nghĩa là tránh tuyệt đối được các ca nặng.

“Khi có 100 trẻ nhiễm, tỷ lệ chỉ có 1 ca nặng sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trẻ mắc bệnh. Và không ai có thể đảm bảo rằng những trường hợp ca nặng đó không rơi vào con, em mình cả. Bởi vậy, với những mức độ an toàn và với những lợi ích cho cộng đồng tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin cho trẻ em, đặc biệt là để khôi phục trạng thái bình thường mới”, bác sĩ Tiến cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động