Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!

(LĐTĐ) Mặc dù Hà Nội đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tận dụng “thời gian vàng” để đẩy lùi dịch Covid-19. Tuy nhiên, những ngày qua trên các tuyến phố của Thủ đô, lượng xe lưu thông vẫn khá đông. Điều này cho thấy còn tâm lý chủ quan, lơi là của một bộ phận người dân, nếu không tự điều chỉnh thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.
Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân Mục tiêu tối thượng là sức khỏe người dân Hàng quán vẫn ngang nhiên hoạt động, không tuân thủ giãn cách tại quận Thanh Xuân và Hoàn Kiếm

Người dân ra đường vẫn đông

Dịch Covid-19 làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội. Hà Nội cũng vậy, chưa khi nào ranh giới giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe, tính mạng người dân lại được cân nhắc nhiều đến thế. Và giữa những sự lựa chọn này, ưu tiên sức khỏe, tính mạng người dân được đặt lên hàng đầu.

Để ngăn chặn dịch, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố. Theo đó, người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Nhiều trục giao thông trên địa bàn Hà Nội lượng người và phương tiện đổ ra đường vẫn đông. (Ảnh: Đinh Luyện, chụp tại nút giao thông Ô Chợ Dừa sáng 11/8).

Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội, ghi nhận của phóng viên cho thấy, giao thông trên nhiều tuyến đường vẫn khá đông người và phương tiện. Cụ thể, tại các trục giao thông huyết mạch như: Quang Trung (Hà Đông), đường Láng đoạn giao với Ngã Tư Sở, Khâm Thiên, Ngã 6 Ô Chợ Dừa, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Tây Sơn… vẫn còn tình trạng người dân lưu thông ra đường đông. Điều này dấy lên lo ngại về sự lây lan dịch trong cộng đồng do việc giãn cách chưa được thực hiện triệt để.

Đáng nói, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội, nhiều phường, quận đã tăng cường lập chốt kiểm soát người dân đi lại. Những trường hợp ra đường không có lý do, không giấy tờ đều bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, lợi dụng lực lượng chức năng cắm ở các chốt mỏng, vẫn có một bộ phận người dân thiếu ý thức thực hiện hành vi luồn lách để né chốt. Chứng kiến những hành vi này, hẳn bất cứ ai cũng hiểu điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phòng, chống dịch; một phần làm cho tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát, lây lan rộng.

Nhiều ý kiến cho rằng, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường Hà Nội đông như vậy đồng nghĩa với việc một bộ phận người dân thực hiện chưa đúng, chưa đủ các yêu cầu của Chỉ thị 17. Điều này có thể khiến sự cố gắng của cả hệ thống chính quyền Thành phố và những người dân có ý thức sẽ không đạt kết quả như mong đợi. Hơn hết, điều này cũng gián tiếp tăng áp lực và gánh nặng đẩy lùi dịch bệnh lên lực lượng y tế.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Trục đường Láng, các phương tiện lưu thông dù không tấp nập như trước thời điểm giãn cách song vẫn tương đối nhiều. (Ảnh: Đinh Luyện, chụp sáng 11/8)

Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm Đoàn Văn Việt cho biết, suốt thời gian qua, đội ngũ y, bác sĩ đều cố gắng phối hợp cùng với các cấp các ngành trên địa bàn tập trung khoanh vùng, dập dịch hiệu quả không để lây lan trong cộng đồng. Cứ mỗi lần có các trường hợp F0 thì 100% cán bộ, nhân viên y tế cùng vào cuộc nhanh chóng, với tinh thần làm việc gấp 2, 3 lần so với sức lực để thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần, các trường hợp nghi nghiễm… Làm việc với cường độ cao khiến không ít nhân viên y tế của Trung tâm ngất xỉu, phải truyền nước để phục hồi sức khỏe.

Tương tự, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình Bùi Văn Hào cho biết, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, những ngày qua, lực lượng nhân viên y tế phải làm việc cật lực. Chỉ tính riêng ít ngày gần đây Trung tâm y tế quận Ba Đình đã xét nghiệm Covid-19 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Long Biên với số lượng lên đến hàng trăm mẫu.

Tăng cường xử lý nghiêm vi phạm

Được biết, với tinh thần quán triệt, thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó”, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2562/UBND-KT nhằm giảm lượng người ra đường, tận dụng khoảng thời gian “vàng” để thực hiện truy vết, khoanh vùng các ổ dịch và các nguồn có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Tăng cường kiểm soát lượng người, phương tiện ra đường thời điểm giãn cách là hết sức cần thiết. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đặc biệt, để có cách hiểu thống nhất chung về vấn đề này, Hà Nội tiếp tục ra Thông báo số 577/TB-UBND về việc triển khai các chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 2562/UBND-KT, trong đó quán triệt tinh thần kiểm tra để phát hiện, nhắc nhở, kiến nghị xử lý các đơn vị cấp giấy đi đường không đúng đối tượng, không đúng mục đích trong thời gian giãn cách; yêu cầu các lực lượng thực hiện tốt, linh hoạt, tránh gây ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch và trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân. Phải khẳng định đây là sự vào cuộc kịp thời, góp phần trực tiếp đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thủ đô đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm để sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Được biết, hiện Hà Nội đã xuất hiện không ít mô hình hay, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong bảo vệ “vùng xanh” phòng, chống dịch Covid-19 tại thị xã Sơn Tây là ví dụ.

Tại các “vùng xanh” nơi đây, mỗi người dân, mỗi gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết; cài đặt ứng dụng Bluezone, NCOVI trên điện thoại thông minh, để góp phần truy vết các đối tượng F1, F2, F3 khi có các ca bệnh mới phát sinh…

Đặc biệt, trong “vùng xanh”, theo mô hình triển khai các tổ, nhóm tự quản được thành lập căn cứ theo số hộ từng ngõ, xóm dưới sự điều hành chung của ban lãnh đạo thôn, tổ dân phố. Mỗi tổ, nhóm tự quản thành lập một đội tự quản có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên. Nhiệm vụ của đội tự quản là cử, phân công các tình nguyện viên tham gia trực các chốt bảo vệ “vùng xanh”; tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình thực hiện tốt giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; kiểm soát tới từng hộ gia đình và thông tin kịp thời tới chính quyền cơ sở những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở, người từ vùng dịch về; huy động các nguồn lực để giúp đỡ, chia sẻ những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình có việc hiếu, việc tang; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn...

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Nhiều "vùng xanh" tại tổ dân phố trên địa bàn Hà Nội đang phát huy hiệu quả. Hơn lúc nào hết, người dân Hà Nội cần nêu cao tinh thần chung sức, đồng lòng, cùng nỗ lực để sớm chiến thắng đại dịch. (Ảnh: Đinh Luyện)

Tương tự, huyện Ba Vì cũng đang triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xóm tự quản an toàn phòng chống Covid-19”. “Xóm tự quản an toàn phòng chống Covid-19” do tổ tự quản an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại thôn xóm, khu dân cư trực tiếp giám sát, quản lý theo mô hình “3 lớp”, “4 tại chỗ”, để bảo vệ dân cư không để xảy ra lây nhiễm bệnh từ bên ngoài vào và lây nhiễm chéo trong địa bàn. Theo tìm hiểu, tính đến chiều ngày 8/8, toàn huyện đã có 1.809 mô hình tự quản được thành lập với 73.102 hộ gia đình tham gia, đạt tỷ lệ 88,3%.

Rõ ràng, trong lúc dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường, những biện pháp “mạnh” của Hà Nội nhằm kiểm soát dịch bệnh là rất cần thiết và cấp bách. Phải khẳng định, “thời gian vàng” giãn cách xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội.

Và hẳn nhiên, nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở và toàn thể người dân Thủ đô lúc này là chấp hành nghiêm nguyên tắc “người cách ly với người”, “ai ở đâu thì ở đó”… Chỉ có như vậy các đơn vị chuyên môn mới có điều kiện và thời gian để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng. Hơn lúc nào hết, mỗi người cần nâng cao trách nhiệm công dân, ý thức vì cộng đồng, biết tiết giảm nhu cầu, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, hạn chế tói đa việc ra đường khi không thực sự cần thiết để đồng hành cùng Thủ đô trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Xem thêm
Phiên bản di động