Kích hoạt "báo động đỏ" phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư trực tràng
Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột ở phụ nữ Các nhà khoa học Nga và Thụy Điển tìm ra cách diệt tế bào ung thư Hà Nội triển khai dự án phát hiện sớm ung thư trực tràng |
Nhiều năm nay, bà T.L thường có triệu chứng khó chịu vùng bụng, đi ngoài ra máu nhưng chỉ nghĩ là dấu hiệu bệnh trĩ, nên không tới cơ sở y tế thăm khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng tăng nặng, bệnh nhân thường đau thắt vùng bụng, chán ăn, có hiện tượng đi ngoài ra máu không thuyên giảm thì mới đi kiểm tra.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cho bệnh nhân T.L. |
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, bệnh nhân T.L vào viện trong đêm với thể trạng gầy, da xanh. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản và bị rối loạn đại tiện thường xuyên. Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài được hơn một năm.
Các bác sĩ tiến hành hồi sức, chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân T.L bị ung thư trực tràng. Sau khi bệnh nhân được điều trị hồi sức nâng cao thể trạng, bác sĩ chỉ định cắt đoạn u trực tràng bằng phương pháp nội soi. Do tổn thương trong mổ khối u trực tràng lớn đã xâm lấn vào vùng xương cùng cụt.
Đặc biệt, do bệnh nhân cao tuổi, nhiều thách thức được đặt ra cho các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Ca mổ kéo dài 4 giờ, khối u xâm lấn xung quanh gây chảy máu nhiều. Nhận thấy tình trạng người bệnh vô cùng nguy kịch, kíp trực cấp cứu đã tiến hành hồi sức tích cực, đồng thời kích hoạt "báo động đỏ" nội viện xin ý kiến hội chẩn của Ban Giám đốc, nhanh chóng huy động lực lượng bác sĩ thuộc các chuyên Khoa Hồi sức - Phẫu thuật - Gây mê - Huyết học để cùng cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành thắt động mạch chậu hai bên, chèn gạt cầm máu và truyền 39 đơn vị máu cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn trực tuyến cùng các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt đoạn u trực tràng, nạo vét hạch cho bệnh nhân T.L. Hiện nay, bệnh nhân hồi phục tốt và đã ra viện sau 10 ngày điều trị.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, nhiều gia đình có người thân tuổi cao mà phát hiện bệnh ung thư thì thường lo ngại, thậm chí có tâm lý buông xuôi, không điều trị.
"Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng không nên vì thế mà vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và bảo đảm kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh", bác sĩ Tuấn phân tích.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn thăm, khám cho bệnh nhân sau 3 ngày phẫu thuật. |
Cũng theo các bác sĩ, hiện ung thư trực tràng và ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Do vậy việc nội soi đại tràng định kỳ 6 tháng một lần có ý nghĩa quyết định để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.
Bởi các tổn thương nhỏ, hay u ở giai đoạn sớm trên cơ thể thường không có triệu chứng. Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng, khó khăn khi phẫu thuật cũng như điều trị và nguy cơ xâm lấn hoặc khối u di căn gây nhuy hiểm đến tính mạng.
Đồng thời, để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, A… và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.
Bên cạnh đó, đối với những người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiểu và đại tiện ra máu, ói ra máu … thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.
"Ngay cả khi phát hiện bệnh ung thư ở những người cao tuổi cao, vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa để không bỏ lỡ "thời gian vàng" và cơ hội chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân" - bác sĩ Tuấn nhấn mạnh thêm.
Quy trình "báo động đỏ" nội viện’ là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp mới hy vọng cứu sống bệnh nhân. Mục đích cuối cùng khi thực hiện quy trình này là cứu sống được bệnh nhân, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56