Kiềm chế tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô

Cũng giống như các tỉnh, thành trong cả nước, tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhằm đẩy lùi và hạn chế loại tệ nạn nguy hiểm này, trong năm 2019 các cấp, ngành trên địa bàn Thủ đô đã tích cực vào cuộc.
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Sôi nổi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Không để tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học

Nỗ lực ngăn chặn tệ nạn ma túy

Những năm gần đây, tình hình ma túy và tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sự ổn định phát triển của đất nước. Đặc biệt, tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy diễn biến ngày càng phức tạp ở các địa bàn đô thị, tập trung đông dân cư.

Nhiều loại ma túy mới xuất hiện, tình trạng mua bán, tàng trữ vận chuyển và tổ chức sử dụng ma túy trái phép tiếp tục có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác đánh giá tình hình tội phạm về ma túy trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do
Thành phố Hà Nội chú trọng triển khai nhiều mô hình cai nghiện (Ảnh minh họa: Hànộimới)

Chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy, trong năm 2019, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai có hiệu quả với hành vi mua bán, tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma túy. Kết quả là trong năm qua, tại Hà Nội đã khám phá và xử lý hàng nghìn vụ án liên quan đến ma túy.

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát phòng, chống ma túy (PC04) - Công an thành phố Hà Nội, tính đến ngày 15/12/2019 trên địa bàn Thành phố hiện có 12.864 người nghiện ma túy và sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, số có mặt tại cộng đồng là 8.817 người, vắng mặt là 1.213 người, tại các cơ sở cai nghiện là 1.407 người, quản lý trong trường giáo dưỡng, trại giam là 1.427 người.

Về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, trong năm 2019, toàn Thành phố đã lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường thị trấn cho 1.373 người nghiện ma túy, tăng 261 người so với cùng kỳ năm 2018.

Việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cũng được các quận, huyện triển khai cho 832/600 người, đạt 138.7% kế hoạch năm, tăng 279 người so với cùng kỳ năm 2018. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Bạch Đằng, Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ cai nghiện - Viện Châm cứu Trung ương đã tiếp nhận được 1.034/1000 lượt người vào cai nghiện tự nguyện, đạt 103.4% kế hoạch năm.

Có một thực trạng đáng báo động là trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn 4/30 quận, huyện chưa thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được giao có thể kể đến như quận Đống Đa, huyện Ứng Hòa, Đan Phượng, Quốc Oai. Đặc biệt, nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo công tác hỗ trợ người sau cai nghiện học nghề, giải quyết việc làm. Kết quả công tác quản lý sau cai nghiện còn hạn chế, chưa đánh giá được tỷ lệ tái sử dụng chất ma túy sau cai nghiện.

Triển khai nhiều mô hình cai nghiện

Được biết, để ngăn ngừa tội phạm về ma túy, trong năm qua, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình tổ chức quản lý, cai nghiện chữa trị. Tuy nhiên, theo đánh giá, trong giai đoạn hiện nay, công tác cai nghiện ma tuý đang phải đối mặt với thách thức đến từ việc sử dụng ma tuý tổng hợp dạng đá và nhiều loại nguy hiểm khác như cần sa, cỏ Mỹ, nấm thần… khiến công tác dự phòng và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, Hà Nội đã áp dụng nhiều mô hình cai nghiện ma tuý như mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; mô hình cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện, sau cai nghiện; điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone; điều trị bằng chuyên môn chủ yếu sử dụng phác đồ An thần kinh, điều trị bằng thảo dược hay một số phác đồ về tâm lý xã hội khác.

Năm 2019, Thành phố tiếp tục duy trì và hỗ trợ nội dung sinh hoạt đối với 37 Câu lạc bộ quản lý người sau cai nghiện (Câu lạc bộ B93) của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Gia Lâm. Các Câu lạc bộ đã xây dựng Kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ năm 2019 theo điều kiện thực tế của từng địa phương và duy trì chế độ sinh hoạt 1 lần/1 tháng.

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn mô hình Câu lạc bộ B93 cho 217 hội viên của 37 Câu lạc bộ B93. Thực hiện tham dự và hỗ trợ sinh hoạt cho 2 Câu lạc bộ B93 tại phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) và thị trấn Trâu Qùy (huyện Gia Lâm).

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, các quận, huyện, thị xã thông qua các Hội, đoàn thể đã thực hiện cho vay vốn, tạo việc làm đối với 9 người sau cai nghiện và gia đình vay 222 triệu đồng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống (quận Thanh Xuân, quận Tây Hồ). Giới thiệu việc làm cho 7 đối tượng làm nghề trông giữ xe, rửa xe, mộc, xây, hàn (quận Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Phúc Thọ).

Đặc biệt, chú trọng triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thí điểm “Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội” trên địa bàn quận Ba Đình, quận Cầu Giấy.

Bên cạnh đó, xây dựng dự thảo “Đề án thí điểm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm, giai đoạn 2020-2021”. Lấy ý kiến các Sở, ngành, quận Long Biên và huyện Gia Lâm về chính sách và dự thảo của Đề án; lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.

Triển khai Mô hình Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm). Trong đó tập trung thực hiện hỗ trợ hoạt động, tổ chức tập huấn cho 80 người là cán bộ ban, ngành, đoàn thể của phường và cán bộ làm trực tiếp.

Chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội cử cán bộ tham gia hỗ trợ cho Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại phường Hàng Buồm; lấy ý kiến các quận, huyện, thị xã về quy hoạch mạng lưới điểm tư vấn chăm sóc điều trị nghiện tại cộng đồng. Kết quả, đã tiếp cận, tư vấn cho 15 đối tượng là người nghiện ma túy, người sau cai nghiện và gia đình người nghiện…

Theo Sở lao động -Thương binh và Xã hội, mục tiêu trong năm 2020, Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Trong đó, tập trung tổ chức điều trị, cai nghiện cho 90% người nghiện, người sử dụng ma túy có trong danh sách quản lý với các biện pháp, hình thức phù hợp.

Dự kiến lập hồ sơ và đưa 800 người nghiện đi cai nghiện ma túy bắt buộc, tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho 600 người, vận động đưa 2.000 người đi cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố. Tại các địa phương, phấn đấu 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai nghiện với các hình thức, trong đó 70% người hòa nhập cộng đồng có việc làm.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động