Kiểm soát Giấy đi đường: Cần làm nghiêm từ các phường, xã

Thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch từ những “vùng nhỏ” như phường, xã; xác định thẩm quyền cấp Giấy đi đường phù hợp để kiểm soát người ra đường… đang là những biện pháp được hy vọng sẽ góp phần giúp Thành phố khoanh vùng và kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Giấy đi đường và giãn cách xã hội Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi Quy định mới về giấy đi đường của Công an Hà Nội nhận được nhiều sự ủng hộ

Phân vùng là cần thiết

Những ngày gần đây, việc Thành phố quyết định phân vùng để kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 theo các mức độ khác nhau, thay đổi quy định về thẩm quyền cấp Giấy đi đường với một số đối tượng đang nhận được sự quan tâm của nhiều người dân.

Phân vùng để xác định việc kiểm soát dịch bệnh từng vùng phù hợp, những vùng xanh sẽ thực hiện tốt hơn “mục tiêu kép”, còn vùng đỏ sẽ tập trung phòng, chống dịch quyết liệt hơn. Việc xác định lại thẩm quyền cấp Giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng cũng vậy, nhằm kiểm soát việc cấp Giấy chặt chẽ, vừa tạo thuận lợi cho người dân, vừa đảm bảo kiểm soát đúng đối tượng, tránh lạm dụng.

Kiểm soát giấy đi đường - Cần làm nghiêm từ các phường, xã
Công an thành phố Hà Nội kiểm tra Giấy đi đường của người dân

Ông Phạm Duy Vĩnh, Tổ trưởng Tổ dân phố 9, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ cho rằng, việc phân vùng để kiểm soát theo chỉ đạo mới của Thành phố là rất thiết thực. “Các vùng đỏ nên tiếp tục thực hiện giãn cách để kiểm soát, phòng, chống dịch là cần thiết. Tôi nghĩ người dân sẽ đồng tình, vì chỉ có như thế mới nhanh kiểm soát được dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Các Tổ Covid cộng đồng chúng tôi ngày nào cũng cập nhật số người ra, vào, báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) phường rất sát sao. Mỗi người cố gắng chấp hành đúng quy định, góp một chút công sức thì sẽ tạo được sự đồng thuận chung”, ông Vĩnh nói.

Sau khi có chỉ đạo của Thành phố, trong mấy ngày này, UBND cấp phường, Công an phường đều đang tất bật chuẩn bị thực hiện cấp Giấy đi đường cho người dân theo hướng dẫn mới.

Phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) giáp ranh với phường Thanh Xuân Trung - nơi có ổ dịch với nhiều F0 nhất trên địa bàn Thành phố những ngày này càng bận rộn hơn. Trao đổi nhanh qua điện thoại, ông Chu Xuân Sơn, Chủ tịch UBND phường cho biết, trong hai ngày qua, thực hiện chỉ đạo mới của Thành phố về cấp Giấy đi đường cho người dân theo 6 nhóm đối tượng, UBND phường và Công an phường cũng đã họp, thống nhất phương án triển khai thực hiện.

“Hiện, UBND phường đã chuẩn bị trang thiết bị máy tính, máy in, phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND, cán bộ tư pháp và cán bộ văn phòng trực tiếp phối hợp với Công an phường triển khai theo chỉ đạo”, ông Sơn cho biết.

Kiểm soát tốt từ các vùng nhỏ

Bà Phạm Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Đồng, quận Long Biên cũng cho biết, để thực hiện chủ trương cấp Giấy đi đường theo chỉ đạo mới của Thành phố từ ngày 6/9, UBND phường Phúc Đồng đã chuẩn bị cơ sở vật chất, lập 3 hòm thư điện tử, phân công cán bộ một cửa và cán bộ tư pháp phường trực nhận email, lọc hồ sơ… Đồng thời, họp với Công an phường để thống nhất cách thức thực hiện.

Kiểm soát giấy đi đường - Cần làm nghiêm từ các phường, xã
Phường Phúc Đồng kiểm soát chặt việc ra, vào của người dân ở các khu chung cư

Cũng theo bà Hằng, UBND phường Phúc Đồng đã tiếp nhận hồ sơ của khoảng 100 cơ quan, doanh nghiệp, gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đăng ký được phép hoạt động trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn đăng ký làm việc trong những trường hợp thật sự cần thiết theo quy định của Chỉ thị 17/CT-UBND. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị này, UBND phường đã tổ chức một số đợt kiểm tra đột xuất.

Đến nay, UBND phường đã kiểm tra được khoảng 60% số các đơn vị nói trên. Qua đó, đã hướng dẫn, nhắc nhở các cơ quan, doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định phòng, chống dịch. Với một số doanh nghiệp có hành vi tụ tập đông người, không đeo khẩu trang... UBND phường đã xử phạt theo quy định.

Tại phường Phúc Đồng, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và đồng lòng cùng chính quyền kiểm soát dịch bệnh luôn được chú trọng. Vì vậy, nhiều hoạt động thiện nguyện, chia sẻ, giúp đỡ các gia đình khó khăn trong phường được nhiều bà con tự nguyện thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều người dân, nhất là các bác cựu chiến binh, hưu trí đã tích cực tham gia các Tổ Covid-19 cộng đồng, trực tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch…

“Cán bộ, công chức các xã, phường những ngày này bận rộn liên tục, nhưng chúng tôi xác định bản thân mình vất vả cũng được, chỉ mong người dân chấp hành, hợp tác. Mỗi phường, xã kiểm soát tốt, thì quận, huyện, rồi Thành phố mới chống dịch thành công được”, bà Hằng nói.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trong ngày 3/9, trong số 8.349 Giấy đi đường được kiểm tra thì có gần 90% Giấy đi đường là do doanh nghiệp cấp. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài dành cho người có thẩm quyền cấp Giấy đi đường. Nếu có chế tài xử lý, thì họ sẽ phải cân nhắc khi ký, cấp sai đối tượng, không đúng mục đích...

Thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch từ những “vùng nhỏ” như phường, xã; xác định thẩm quyền cấp Giấy đi đường phù hợp để kiểm soát người ra đường… đang là những biện pháp được hy vọng sẽ góp phần giúp Thành phố khoanh vùng và kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động