Kiếm tiền từ... ký gửi đồ cũ

Kinh doanh đồ cũ nở rộ vì tiện lợi và phù hợp với giới trẻ, nhất là những bạn mới bước vào nghề ít vốn.
7 cách kiếm tiền từ Người giàu có nhất thành Babylon
6 nguyên tắc đơn giản nhất để giàu có
Người thanh niên tàn tật kiếm tiền tỷ từ trang trại

Bạn đã bán quần áo cũ của mình chưa? Bạn có bao giờ nghĩ đến quần áo cũ cũng có thể kiếm tiền chưa? Đó là những câu chào mời khá dễ thương được các cửa hàng ký gửi quần áo sử dụng để thu hút khách.

Diện tích nhỏ, ít vốn đầu tư

Tất cả quần áo, giày dép, túi xách và nhiều vật dụng cá nhân không muốn sử dụng đều có thể trở thành mặt hàng mới mẻ và là sự lựa chọn của khách hàng. Những ai có nhu cầu mang đồ đi ký gửi chỉ cần sắp xếp cho gọn gàng rồi mang đến cửa hàng ký gửi bất kỳ nào mà mình thích. Sau khi thỏa thuận mức giá, người ký gửi sẽ được chủ cung cấp một thẻ thành viên, ghi nhận toàn bộ thông tin ký gửi.

Quần áo được niêm giá, ngày tháng và bán trong vòng 50-70 ngày. Mỗi khách hàng ký gửi được nhận một mã (code) riêng để phân biệt. Người ký gửi sẽ nhận được số tiền bán sản phẩm sau khi đã trừ phí dịch vụ. Nếu không bán được, bạn có thể mang đồ về hoặc góp luôn cho cửa hàng làm từ thiện.

Chủ cửa hàng ký gửi Mộc Miên (Gò Vấp, TP.HCM) Lê Ngọc Hoa chỉ mới 20 tuổi, hiện đang là sinh viên Trường ĐH Công nghiệp, khá thích thú với công việc này. Hoa cho hay trước giờ rất thích kinh doanh nhưng chi phí để mở một shop quần áo thì quá nặng. “Đầu năm 2014, khi biết loại hình ký gửi này mình cảm thấy như cơ hội đã tới, thay vì xin gia đình một khoản tiền lớn mình chỉ xin 1/5 khoản tiền dự tính lúc trước để thuê lại mặt bằng, những khâu còn lại như PR, tìm người ký gửi, trang trí cửa hàng đều một tay mình tự xoay xở” - Hoa nói. Ban đầu Hoa kiêm luôn cả bà chủ lẫn nhân viên tư vấn nhận hàng, sau hai năm công việc khá suôn sẻ, hiện giờ Mộc Miên shop đã có ba nhân viên chung tay với cô chủ.

Chưa tính đến việc thuê mặt bằng vì điều kiện kinh tế không cho phép, Lê Bích và Thu Thảo (sinh viên năm cuối ĐH Văn hóa) đã “dựng” luôn một cửa hàng ký gửi ngay trên Facebook. Quần áo đưa đến ký gửi được các bạn phối với phụ kiện khác nhau cho hấp dẫn rồi đăng lên cửa hàng giới thiệu. “Vì chưa có mặt bằng nên bọn mình phải lấy lòng khách bằng cách giao hàng tận nơi. Sắp tới hai đứa hy vọng sẽ dành một ít vốn thuê mặt bằng để mở rộng” - Thu Thảo cười nói.

Kiếm tiền từ... ký gửi đồ cũ
Kiểm tra quần áo của khách trước khi nhận ký gửi tại Give Away (quận 10, TP.HCM). Ảnh: Hà Phượng

Ba bên cùng thoải mái

Việc ký gửi những món đồ đã qua sử dụng này ngoài việc tạo ra những khoản lợi nhuận đủ xài cho các cô cậu chủ, nó còn tạo ra một khoản thu nhập cho người ký gửi. Sáng sớm, chị Nguyễn Thị Châu mang theo bốn túi quần áo đến một tiệm ký gửi, chị cho biết đây là lần đầu đi ký gửi quần áo sau khi được bạn bè giới thiệu. “Đồ cũ không còn đụng đến ở nhà rất nhiều nên tôi mang ra đây, cái nào bán được thì lấy thêm tiền mua bánh cho con, không thì góp cho cửa hàng làm từ thiện, để ở nhà chật nhà chứ được gì đâu” - chị Châu tâm sự.

Ngọc Minh, sinh viên ĐH Hoa Sen, có gu thời trang rất sành điệu đã trở thành khách quen của cửa hàng Mộc Miên. Cứ hai tuần Minh lại mang quần áo cũ của mình đến shop ký gửi một lần. Nói cũ chứ thực chất đồ Minh ký gửi đều là quần áo mới sử dụng một, hai lần, còn rất mới và tất cả đều là hàng hiệu. Chủ tiệm Ngọc Hoa chia sẻ: “Quần áo của Minh luôn được khách chuộng, bán rất nhanh vì đồ đã dùng qua nên giá cả vừa phải. Có khoảng chừng chục khách hàng như Minh thì không bao giờ sợ thiếu hàng”.

Nằm khuất trong con hẻm 43/1G Thành Thái (phường 14, quận 10), cửa hàng Give Away với không gian khiêm tốn chỉ 40 m2 nhưng rất gọn gàng với hai lầu cách biệt trưng bày quần áo cũ. Mới hơn 9 giờ sáng, tiệm đã đông nghẹt khách dù là ngày đầu tuần. Khách hàng của Give Away rất đa dạng, người đi làm, sinh viên và cả những bà mẹ trẻ. Khách tha hồ lấy những mẫu quần áo mà mình thích được treo trên kệ và tự do thử, ưng cái nào tính tiền cái đó mà không chịu bất cứ sự quản lý, giám sát hay ràng buộc nào từ chủ tiệm.

Đến cửa hàng cùng với ba cô bạn học cùng lớp, Lê Hoàng Mạnh (20 tuổi) trở thành “cây treo đồ bất đắc dĩ” cho ba cô gái xinh xắn. Mạnh chia sẻ từ ngày có cửa hàng loại này, Mạnh cùng các bạn đã trở thành những khách hàng thân thiết của tiệm. “Quần áo tuy không còn gin 100% nhưng nhiều mẫu mã đẹp và khá tốt. Điều mình thích nhất là giá mềm, khách hàng được thoải mái lựa chọn mà các cô chủ cũng rất dễ tính. Trong khi đó, tại nhiều shop quần áo khác chưa phải sang trọng, các nhân viên kè kè đi theo giới thiệu đôi lúc rất khó chịu mà giá thì đắt hơn nhiều” - Mạnh nói.

Giá của những món đồ ở các cửa hàng ký gửi thông thường thấp nhất là 30.000 đồng và không có bất cứ món đồ nào vượt quá 150.000 đồng. Mang quần áo ra đổi lấy một bộ cánh khác cũng là cách làm của nhiều sinh viên, đặc biệt vào những dịp trường có lễ hội mà chẳng may túi rỗng.

Cùng nhau làm từ thiện

Các cửa hàng ký gửi như Give Away, Mộc Miên... còn thu hút giới trẻ với các chương trình “Ngày hội từ thiện” khá dễ thương. Trong một tháng cửa hàng ký gửi sẽ dành ra từ ba đến năm ngày để bán quần áo ký gửi tồn kho với giá từ 1.000 đồng đến 15.000 đồng. Toàn bộ số tiền này để dành đóng góp cho các tổ chức từ thiện hoặc trợ giúp người nghèo, các em bé cơ nhỡ...

Theo Hà Phượng/phapluattp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động