Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn quận Ba Đình
Tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Giáo dục ý nghĩa "Tết trồng cây" cho học sinh Dấu ấn hoạt động công đoàn |
Đoàn đã chia thành 4 nhóm thực hiện kiểm tra hồ sơ, sổ sách về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ các cấp học theo các phường.
Sau khi kiểm tra, Đoàn đã đánh giá rất cao sự hiểu biết về công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của các cán bộ phụ trách; hồ sơ của quận, phường bám sát nội hàm Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, điều tra chính xác và có độ tin cậy khi so sánh số liệu tại các biểu bảng khớp với thực tế.
Đoàn kiểm tra hồ sơ cấp mầm non đối với phường Trúc Bạch, Đội Cấn, Thành Công |
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Ban Chỉ đạo quận cũng như các phường để đạt được những thay đổi tích cực trong công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của Phòng GD&ĐT cùng các trường trên địa bàn quận Ba Đình.
Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra cũng lưu ý một số nội dung nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ như: Cần liên tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện và bảo quản các hồ sơ, báo cáo theo đúng quy định; có kế hoạch sắp xếp giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2023 - 2024 sắp tới; thống kê, rà soát người khuyết tật không thể đến các trường, các trung tâm học tập để có kế hoạch phổ cập giáo dục tại nhà; bố trí giáo viên thường trực sẵn sàng giảng dạy nếu có người mù chữ, phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên để công tác xoá mù chữ được hiệu quả...
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Phạm Thị Diễm (Trưởng Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xoá mù chữ quận) đã gửi lời cảm ơn tới đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội; đồng thời tiếp thu những ý kiến đánh giá, chỉ đạo, định hướng của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và tiếp tục phối hợp với Phòng GD&ĐT để thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trên toàn quận.
Sau cùng, đoàn kiểm tra đã kết luận công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2022 của quận Ba Đình đạt chuẩn phổ cập giáo dục 14/14 phường, trong đó: Đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đây đều là các mức độ cao nhất trong công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57