Kiến nghị giáo viên bậc học mầm non được nghỉ hưu sớm

(LĐTĐ) Để đảm bảo sức khỏe của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục, đào tạo trong thời gian tới, Công đoàn Giáo dục Việt Nam mới đây tiếp tục có văn bản đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị với Chính phủ quan tâm, xem xét về đặc thù lao động của giáo viên mầm non, đưa vào diện lao động nặng nhọc để hưởng chế độ hưu trí ở độ tuổi hợp lý, đáp ứng với thực tiễn và nguyện vọng của hầu hết giáo viên trong ngành.
Quy định tuổi nghỉ hưu sớm đối với cán bộ, công chức, viên chức Điều kiện nghỉ hưởng lương hưu khi làm việc nặng nhọc, độc hại Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình có tính tới đặc thù ngành

Giáo viên tha thiết mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Hiện, trên Fanpage của Công đoàn Việt Nam đang lấy ý kiến về việc “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, bạn có ủng hộ đề xuất này không?”. Tham gia diễn đàn này, đã có hơn 1.600 lượt like, hơn 850 lượt ý kiến thể hiện quan điểm đồng tình, trong đó nhiều giáo viên trong ngành bày tỏ nguyện vọng tha thiết muốn được Đảng, Nhà nước xem xét để giáo viên mầm non được giữ nguyên tuổi nghỉ hưu ở tuổi 55 như trước đây.

Kiến nghị giáo viên bậc học mầm non được nghỉ hưu sớm
Công việc của giáo viên mầm non rất vất vả, thời gian làm việc kéo dài, chịu nhiều áp lực. Ảnh minh họa: B.D

Chị Trần Mai (ở Bắc Giang) chia sẻ: “Bản thân tôi là một giáo viên mầm non và đã có 30 năm công tác trong ngành (từ 1/1/1991 đến nay), và có hơn chục năm làm Chủ tịch Công đoàn trường... tôi kiến nghị Nhà nước nên quan tâm đến chế độ cho giáo viên mầm non hơn nữa và cũng nên xếp bậc học mầm non là loại hình đặc thù nghề độc hại và nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với nữ, vì chúng tôi phải chịu rất nhiều áp lực”.

Chị Len Giang (ở Ninh Bình) chia sẻ: Bản thân tôi đã dạy 14 năm ở tiểu học, 18 năm làm quản lý ở mầm non, tôi nhận thấy bậc học mầm non quá vất vả và nặng nhọc. Theo quy định tại Thông tư 06/2015 thì một lớp nhà trẻ là 2,5 cô/lớp, một lớp mẫu giáo thì 2,2 cô/lớp, nhưng thực tế gần 20 năm tôi làm quản lý tỷ lệ quy định trên chưa bao giờ được thực hiện mà chỉ có trên 1 cô hoặc giỏi lắm là 2 cô/lớp.

Mà đặc thù của trẻ là đang học ăn, học nói, học đi, học chạy, sức đề kháng quá non nớt, nên mọi hành vi trong sinh hoạt của trẻ đều cần sự quan tâm chăm sóc tận tình của cô giáo. Do vậy, giáo viên phải gồng mình lên trong suốt cả tuần để chăm sóc các cháu. Vì vậy, tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tôi nghĩ giáo viên sẽ không kham nổi. Để giáo viên cao tuổi dạy thế hệ mầm non tương lai của đất nước sẽ không có lợi cho các con. Các con sẽ bị trì trệ không phát huy được tính năng động, sáng tạo được. Do đó, kính đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần xem xét cho phù hợp.

Xem xét xếp giáo viên mầm non vào đối tượng lao động nặng nhọc

Bày tỏ nguyện vọng trên Fanpage Công đoàn Việt Nam, nhiều giáo viên cho rằng nên xếp giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc vì giáo viên mầm non phải làm việc rất vất vả, áp lực công việc lớn từ mọi phía, và phải đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ khi trẻ ở trường ở lớp. Trong khi với thu nhập nghề nghiệp, dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng thực sự vẫn còn rất khó khăn. Chị Thanh Định cho biết: Là giáo viên mầm non, tôi rất đồng tình với kiến nghị cho giáo viên nghỉ hưu sớm để đảm bảo sức khỏe, vì nghề này bị độc hại bởi tiếng ồn cũng như áp lực về giữ gìn tính mạng an toàn cho một lớp học có tới 40-45 học sinh.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 1/TB-VPCP về kết luận Hội nghị trực tuyến đánh giá về Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và vấn đề việc làm, mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động. Theo văn bản thì Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể nhóm giáo viên mầm non, giáo viên thể chất vào danh mục động này có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trên cơ sở kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho hay: Do đặc thù lao động nghề nghiệp, giáo viên mầm non khác biệt hẳn so với giáo viên các bậc học khác, vì phải trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối tượng của giáo viên mầm non chủ yếu là từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi; người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với trẻ, vì vậy, giáo viên mầm non phải có rất nhiều tiêu chí về phẩm chất, năng lực và sức khỏe, để đảm bảo vai trò là người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giáo dục, dạy dỗ trẻ, biết tạo hứng thú cho trẻ học tập mỗi ngày và phải biết theo dõi sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ.

Theo bà Hợp, hiện nay, giáo viên mầm non, ngoài nhiệm vụ chuyên môn là chuẩn bị bài dạy, đổi mới phương pháp, làm đồ dùng, lên lớp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới; tổ chức các buổi học vẽ, kể chuyện, hát, múa, thể dục thể thao, cùng chơi với trẻ bằng sự khéo léo, tinh tế và truyền cảm hứng; tổ chức hoạt động dã ngoại… thì giáo viên còn phải thay nhau chuẩn bị các bữa ăn cho trẻ, trong khi đó mỗi ngày trẻ ăn từ 2-3 bữa; trực tiếp cho các cháu ăn, cho các cháu ngủ và dọn dẹp bếp núc…; đồng thời phải làm nhiệm vụ vệ sinh cho tất cả các cháu.

Bên cạnh đó, thời giờ làm việc luôn nhiều hơn giờ định mức theo quy định, công việc của các cô giáo bắt đầu từ trước giờ sáng khoảng 30 phút để đón trẻ vào lớp và kết thúc sau giờ nghỉ buổi chiều khoảng 30 phút tới 1 tiếng khi tất cả phụ huynh đã đón trẻ. Cá biệt, giáo viên mầm non ở các khu công nghiệp, nông trường cao su…do bố mẹ các cháu phải làm ca đêm nên có nơi giáo viên mầm non phải nhận, trông trẻ qua đêm.

“Thực tế công việc của giáo viên mầm non là cực kỳ vất vả, nhiều áp lực đến từ nhiều phía, kể cả từ phụ huynh nên phải luôn biết kiên nhẫn và kiềm chế; nhiều giáo viên bị stress; nhiều giáo viên do áp lực, thu nhập thấp… nên dẫn đến bỏ nghề. Chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non không có gì ngoài lương theo thang bảng lương nhà nước quy định.

Tuổi càng cao thì sức khỏe, độ linh hoạt, nhạy bén của các cô giáo cũng hạn chế nhiều, họ không thể chạy nhảy, hát múa cho trẻ như những cô giáo trẻ tuổi được, do đó giáo viên mầm non có thể xếp vào đối tượng lao động nặng nhọc; bởi vậy nếu như quy định tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi 60 như quy định của Luật Lao động là không phù hợp”, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nêu quan điểm.

Bà Hợp cũng cho biết, đầu năm 2020, khi Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai việc lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định đối với cán bộ quản lý và nữ giáo viên mầm non, giáo viên giáo dục thể chất trong các trường học trên cả nước với hình thức trực tiếp và trực tuyến trên Fanpage của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Kết quả trên Fanpage đã có 10.300 người có ý kiến trên tổng số 10.698 ý kiến tham gia (chiếm tỷ lệ 96%) đề nghị nữ giáo viên bậc học mầm non được nghỉ hưu ở tuổi 55; có 2.700 người có ý kiến trên tổng số 2.897 ý kiến tham gia (chiếm tỷ lệ 93%) đề nghị giáo viên giáo dục thể chất được nghỉ hưu ở tuổi 55. Kết quả khảo sát trực tiếp tại Thái Nguyên với 103 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non thì hầu hết các ý kiến đều đề nghị tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non ở tuổi 55.

“Như vậy, hầu hết giáo viên không đồng ý về quy định tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục thể chất là 60 tuổi mà đề nghị được nghỉ hưu ở tuổi 55 như quy định trước đây hoặc thấp hơn. Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị với Chính phủ đưa đối tượng giáo viên mầm non, giáo viên giáo dục thể chất vào diện lao động nặng nhọc và được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên ngày 18/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP nhưng cũng không có nội dung này”, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho hay./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động