Kinh tế số Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế
Việt Nam có gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 9 triệu hộ nông dân, 26 triệu hộ gia đình và quy mô dân số 100 triệu dân. Tất cả đều đang đứng trước cuộc chuyển dịch lên môi trường số. Kinh tế số Việt Nam là một thị trường rộng lớn và năng động cho các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác và kinh doanh.
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Việt Nam đã ban hành Chiến lược kinh tế số và xã hội số với mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Chiến lược khẳng định kinh tế số là động lực tăng trưởng mới, là sự chuyển đổi từ chủ yếu là kinh tế số dựa trên ICT sang dựa trên kinh tế số ngành, là sự nhấn mạnh vai trò của các nền tảng số Việt Nam, là sự thay đổi thể chế để chấp nhận các mô hình kinh doanh mới.
Trao đổi tại buổi tọa đàm Why Việt Nam với chủ đề: “Kinh tế số Việt Nam chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế” được tổ chức mới đây, ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trên thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số như Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Về mặt xu hướng và định hướng công nghệ thì các chiến lược có sự tương đồng giữa các nước. Tuy nhiên chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam có những nét đặc trưng và cách tiếp cận riêng, tạo con đường cho Việt Nam phát triển kinh tế số. Đặc trưng và cách tiếp cận riêng của Việt Nam chính là sự chuyển đổi từ kinh tế số chủ yếu dựa trên nền tảng ICT sang kinh tế số ngành. Đó là sự nhấn mạnh của các nền tảng Make in Viet Nam và sự điều chỉnh, nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện chính sách, gỡ bỏ các rào cản để tạo thuận lợi hơn cho kinh tế số.
Về mặt thị trường, ông Tú cho biết Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với một thị trường lớn với 3,5 tỷ dân cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp trong nước hay ở nước khác đều có thể cung cấp dịch vụ số cho các khách hàng ngoài lãnh thổ. Đây là điều các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần nhìn nhận.
Mặt khác, phát triển hạ tầng kinh tế số trong đó có hạ tầng băng rộng, Internet, đám mây cũng như đào tạo kỹ năng số cho người dân sẽ tạo ra thị trường kinh tế số năng động trong thời gian tới, để hướng đến mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% GDP và 30% GDP vào năm 2030. Tiềm năng và thị trường kinh tế số của Việt Nam đủ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh và phát triển.
![]() |
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm đưa giải đáp và khuyến nghị thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đi ra thế giới |
Hợp tác và hội nhập quốc tế đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội phát triển nền kinh tế đó là thị trường, công nghệ, nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý. Nhìn lại những giai đoạn trước, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế đã trở thành tư duy chiến lược giúp Việt Nam thành công trong công cuộc số hóa mạng lưới viễn thông và đưa Internet vào Việt Nam.
Khẳng định chuyển đổi số là xu hướng tốt, là một phần của quá trình sáng tạo và đổi mới công nghệ ở Việt Nam, bà Annabel Lee - Giám đốc Chính sách Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Amazon Web Services (AWS) chia sẻ: Với chuyển đổi số, độ mở của nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn, toàn bộ khu vực châu Á sẽ trở thành một liên minh về kinh tế số. Đây là cơ hội lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp ở mức độ khu vực.
Để phát triển kinh tế số, theo bà Annabel Lee, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đảm bảo niềm tin và an ninh số, khuyến khích đổi mới và cởi mở. Tất cả điều này cần phải thực hiện cùng một lúc. Chính phủ Việt Nam cần đi trước đón đầu về chính sách để phát triển kinh tế số.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ liên quan đến chính sách về kinh tế số, bà Bùi Kim Thuỳ, đại diện cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, kinh tế số là thị trường năng động nhất và Việt Nam đang có nền kinh tế số phát triển sôi động.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong rất nhiều các dự án. Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đã ký một biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là nền tảng quan trọng cho các hoạt động hợp tác sau này giữa các tập đoàn Hoa Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực thông tin truyền thông, kinh tế số và công nghệ số. Trong đó có các nhóm hợp tác gồm công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số, hạ tầng số, an toàn an ninh mạng, xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn
Tin khác

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID
Chuyển đổi số 01/04/2025 22:27

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá
Chuyển đổi số 26/03/2025 21:47

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe
Chuyển đổi số 26/03/2025 11:15

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”
Xã hội 10/03/2025 21:08

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất
Chuyển đổi số 03/03/2025 16:50

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe
Chuyển đổi số 23/02/2025 11:04

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số
Xã hội 20/02/2025 16:07

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023
Xã hội 06/02/2025 18:57

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xã hội 26/01/2025 10:42

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17