Kinh tế Thủ đô phục hồi tích cực, chỉ số hoạt động kinh doanh tăng mạnh
Cần đồng bộ hơn hệ thống tiêu, thoát nước Thủ đô Tính chuyên nghiệp ngày càng cao |
Chiều 2/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị giao ban công tác tháng 5/2022 của UBND Thành phố.
Dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn; các Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Phạm Quí Tiên; đại diện lãnh đạo các sở, ngành.
Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 312 triệu USD
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, các chỉ số hoạt động kinh doanh tháng 5/2022 tăng mạnh so với cùng kỳ, nền kinh tế đang phục hồi tích cực và phát triển tốt.
Cân đối thu, chi ngân sách được đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2022 đạt 164.295 tỷ đồng, đạt 52,7% dự toán, bằng 127,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 10.737 tỷ đồng, đạt 49,0% dự toán, bằng 124,2% so với cùng kỳ; thu nội địa 152.310 tỷ đồng, đạt 52,8% dự toán, bằng 127,3% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách địa phương đạt 24.536 tỷ đồng, đạt 22,9% dự toán đầu năm, bằng 105,5% so với cùng kỳ, trong đó chi thường xuyên là 16.285 tỷ đồng, đạt 30,6% dự toán.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị giao ban công tác tháng 5/2022. |
Xuất khẩu phục hồi mạnh, kim ngạch tháng 5 đạt 1,52 tỷ USD, tăng 31% (cùng kỳ tăng 2,5%); lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 6,91 tỷ USD, tăng 18,8% (cùng kỳ tăng 8,1%). Kim ngạch nhập khẩu tăng tương ứng 18,9% và tăng 20,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,3% so với tháng 4, tăng 2,43% so với tháng 12/2021 và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm 2021.
Bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 3,04% - cao hơn khá nhiều mức tăng cùng kỳ (tăng 0,97%), trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất 15,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 1,8% so với tháng 4 và tăng 7,3% so với tháng 5/2021 (cùng kỳ tăng 5,1%); lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, IIP tăng 6,4% (cùng kỳ tăng 9,4%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 19,9% so với tháng 5/2021 (cùng kỳ giảm 5,7%); lũy kế 5 tháng đầu năm tăng 10,9% (cùng kỳ tăng 11,2%).
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng cho biết, cùng việc tổ chức thành công SEA Games 31, khách quốc tế đến Hà Nội tháng 5/2022 đạt 69.000 lượt khách, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 161.000 lượt khách, tăng 79,5% (cùng kỳ giảm 86,2%).
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Cơ cấu giống lúa tiếp tục chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích lúa chất lượng cao. Chăn nuôi trâu, bò ổn định, bệnh truyền nhiễm cơ bản được kiểm soát; đàn trâu bò tăng 3,1%; đàn lợn tăng 2,2%; đàn gia cầm tăng 1,3% so cùng kỳ.
Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 312 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách 2.117 tỷ đồng. Có 2.427 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 22.477 tỷ đồng (tăng 10% về số lượng doanh nghiệp và giảm 47% vốn đăng ký).
Lũy kế 5 tháng đầu năm, có 11.517 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 144.571 tỷ đồng. Số doanh nghiệp giải thể là 341 doanh nghiệp (tăng 43%), số doanh nghiệp đang chờ làm thủ tục giải thể là 358 doanh nghiệp (tăng 4%), 911 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 27%). Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 627 doanh nghiệp (tăng 10%)…
Ngoài ra, Thành phố cũng bảo đảm tốt an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Lũy kế 5 tháng đầu năm, đã hỗ trợ 2,631 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 với kinh phí 2.531,7 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội đã chi trả cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 4.859,7 triệu đồng…
Toàn cảnh Hội nghị. |
Một số chỉ số về cải cách thủ tục hành chính có sự cải thiện xếp hạng: Chỉ số PAPI xếp thứ 9/63, tăng 39 bậc; chỉ số SIPAS xếp thứ 30/63, tăng 3 bậc. Tuy nhiên, các chỉ số PCI và PAR Index giảm bậc xếp hạng (PCI giảm 1 bậc; PAR Index giảm 2 bậc so với năm 2020).
Đôn đốc tiến độ các công trình trọng điểm
Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Tập trung lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ: Miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí và lệ phí; giảm tiền thuê đất, mặt nước; gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ lãi suất ngân hàng; cho vay ưu đãi qua Ngân hàng chính sách xã hội...
Thực hiện các giải pháp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành: Du lịch, vui chơi, giải trí, vận tải, logistics..., phát triển kinh tế ban đêm, các tuyến phố đi bộ; tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế và ở trong trước; chuyển đổi số trong ngành Du lịch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng cụm công nghiệp....
Phát huy vai trò, trách nhiệm của 6 Tổ công tác của Thành phố về giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công.
Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và phối hợp tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước mùa hè.
6 tháng cuối năm, Thành phố đẩy mạnh triển khai dịch vụ công, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh…; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố giai đoạn 2021-2025; quản lý, vận hành hệ thống chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh... và triển khai thực hiện kiến trúc chính quyền điện tử, chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56