Kinh tế Việt Nam cần có mũi nhọn đột phá
Cần nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế tư nhân | |
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh | |
FED giảm lãi suất tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? |
Hướng đến nền nông nghiệp kỹ thuật cao
Ngày 30/10, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương 2020. Cùng với phần thảo luận của đại biểu, các thành viên Chính phủ cũng được mời phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 30/10 |
Đóng góp ý kiến tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ) cho rằng, thời gian qua kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa “hóa rồng, hóa hổ”.
Dẫn chứng về vấn đề này, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho biết, cách đây hơn 30 năm khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam có GDP bình quân đầu người trên năm là 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Đến 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD; năm 2018 Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD. Điều đó cho thấy, tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm, vẫn là cao so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì GDP của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam.
Cũng theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, với 30 năm, Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, chưa ổn định nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm, nhưng lại đi được những bước dài hơn. Đại biểu cho rằng, nếu không khắc phục được bất cập mà Chính phủ đã chỉ rõ trong báo cáo kết quả phát triển kinh tế thì Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình; do đó cần có mũi nhọn đột phá trọng tâm để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) nhận định, về kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, nền sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như dịch tả lợn châu Phi; thiên tai lũ lụt, sạt lở bờ sông; giá nông sản còn thấp; nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm vẫn còn tiếp diễn… Do đó, rất mong Chính phủ có chỉ đạo để khắc phục vấn đề này, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp. Về tình hình xã hội, các vụ khiếu nại, tố cáo vẫn còn cao, tính chất phức tạp. Vấn đề này cần được xem xét trách nhiệm từ hai phía, phía các cơ quan công quyền và phía nhận thức từ người dân. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá rõ tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu.
Liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đại biểu Lưu Thành Công (đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long) cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, rào cản lớn nhất của nông dân không phải là vốn, kỹ thuật canh tác nông nghiệp, mà là thông tin thị trường. Hiện nay, người nông dân không nhận được thông tin chính thống mà phụ thuộc phần nhiều vào các đại lý thu mua, vào thương lái. Nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra, bi kịch kêu cứu về hàng nông sản vẫn sẽ còn tiếp diễn. Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Vĩnh Long cũng đề cập đến rào cản về tư duy kinh tế nhỏ lẻ.
“Các địa phương vẫn chưa chuyển được từ tư duy kinh tế tỉnh, sang kinh tế vùng. Hiện mỗi tỉnh làm một kiểu, dàn hàng ngang ra làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách căn cơ hơn phát triển kinh tế vùng, nhằm chuyển dần từ tư duy phát triển nông nghiệp thuần tuý là trồng lúa, chạy theo số lượng sang chất lượng, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao", đại biểu Lưu Thành Công nhấn mạnh.
Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế tư nhân
Tại Phiên thảo luận, đại biểu Tống Thanh Bình (đại biểu tỉnh Lai Châu); đại biểu Lưu Thành Công (đoàn đại biểu Vĩnh Long); đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh)… có chung nhận định và đưa ra một số giải pháp điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia…
Đồng thời, các đại biểu cũng tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đẩy mạnh cải cách, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân; bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh) tham gia thảo luận tại phiên họp. |
Trong đó, liên quan đến việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh) khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực đóng góp cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân phát triển dưới dạng tiềm năng, chưa bứt phá được để trở thành trụ cột mới của nền kinh tế. Vì thế, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Thời gian qua, có một số văn bản hỗ trợ kinh tế tư nhân nhưng phần lớn doanh nghiệp không thể tiếp cận, hưởng thụ nguồn ưu đãi đã được quy định.
Bên cạnh đó, cần phải có sự đột phá về cơ chế chính sách, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực thông qua đổi mới các mảng, hoàn thiện giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; Cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giúp kinh tế tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
“Nhà nước phải đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị, trình độ công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững. Qua đó, thu hút kinh tế tư nhân, tham gia sâu vào lĩnh vực mà lâu nay vốn độc quyền của Nhà nước, như thiết kế, xây dựng hạ tầng, sân bay, đường cao tốc…”, ông Nguyễn Như So đề nghị.
Cũng theo ông Nguyễn Như So, cần phải đặt kinh tế tư nhân là động lực lớn, lan tỏa, lôi kéo các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh doanh nhỏ lẻ; thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành trục liên kết theo chuỗi, hỗ trợ tính thị trường. “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chúng ta cần xây dựng thương hiệu quốc gia ghi dấu ấn trên bản đồ kinh tế thế giới, trở thành niềm tự hào của người Việt”, đại biểu đoàn Bắc Ninh nêu quan điểm.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang
Tin khác
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn
Tin mới 09/11/2024 18:17
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV
Tin mới 09/11/2024 10:44
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Tin mới 08/11/2024 16:52
Thủ tướng phê bình 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp
Tin mới 08/11/2024 09:39
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin mới 07/11/2024 21:44
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 07/11/2024 21:42
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 07/11/2024 15:33
TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN
Tin mới 07/11/2024 15:13
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài
Tin mới 07/11/2024 14:41
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8
Tin mới 07/11/2024 13:57