Kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng
Ngành du lịch TP.HCM bội thu dịp Tết Dương lịch 2024 Kinh tế năm 2024 sẽ khởi sắc? |
Dự Hội nghị có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cùng nhiều vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương, Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Phân tích, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị rất vui mừng được chào đón và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, dành thời gian đến dự.
Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chúc mừng đến Hội nghị về kết quả của năm 2023 cao hơn năm 2022 và giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thoả mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả cao hơn năm 2023.
Theo Thủ tướng, nhìn lại năm 2023, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong đó, có "những cơn gió ngược" như lạm phát, lãi suất neo ở mức cao; suy giảm tăng trưởng; hậu quả dịch bệnh kéo dài; cạnh tranh chiến lược, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza; thiên tai, biến đổi khí hậu; nguy cơ mất an ninh lương thực, năng lượng trên toàn cầu…
Ở trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế - một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta; trong bối cảnh đó, Việt Nam thể hiện rõ là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế ra sao. Thủ tướng lấy ví dụ, chúng ta vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo đạt 8,3 triệu tấn, thu về trên 4,8 tỷ USD, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu…
Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu đánh giá về công tác chỉ đạo điều hành. "Điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 là gì? Phải chăng trong điều kiện khó khăn, Chính phủ, chính quyền địa phương đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái" để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực?", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá việc các cấp, các ngành, các địa phương nắm tình hình và phản ứng chính sách; lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế; cũng như việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương.
Về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2023, theo Thủ tướng, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.
Thủ tướng đặt vấn đề: Trong bối cảnh tình hình khó khăn, chúng ta khẳng định những kết quả quan trọng, khá toàn diện đạt được, nhưng cũng cần phân tích, đánh giá có được là vì sao?
"Điều hành tỉ giá, lãi suất, tín dụng năm 2023 có gì nổi bật so với năm 2022? Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia dưới ngưỡng cảnh báo, nhưng để tận dụng được dư địa chính sách tài khoá này cho phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải làm gì trong năm tới? Các cấp, các ngành, các địa phương đúc rút được bài học kinh nghiệm gì trong thực tiễn chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá? Còn những lĩnh vực nào, chỉ tiêu gì có thể làm tốt hơn, cải thiện hơn trong thời gian tới?", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu phân tích về một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao hơn trong nhiều năm qua (như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp…) trong bối cảnh khó khăn. Theo đó, vốn FDI thực hiện vẫn đạt được 23,18 tỷ USD; giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146.000 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước vượt 8,2%; đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết quả toàn diện, nổi bật của công tác đối ngoại năm 2023…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan và nhất là nguyên nhân chủ quan về những khó khăn, thách thức; những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, như phải theo dõi sát hơn tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả hơn; đoàn kết, thống nhất, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ; nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận dụng sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn…
Về năm 2024, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024 có vấn đề gì mới, có điểm gì khác biệt, khó khăn hơn năm 2023; những trọng tâm chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá kết hợp với các chính sách khác thế nào, vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi, liên kết vùng)....; triển khai các đột phá chiến lược (công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt được kết quả tốt hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn, đúng tiến độ và chất lượng cao hơn;
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Tiếp tục đổi mới cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, hạ tầng chiến lược, huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng chiến lược; giải pháp tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động...); cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại; thúc đẩy liên kết vùng là một động lực mới, quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị...
Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tếBáo cáo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phân tích tình hình khách quan, chủ quan, tình hình trong nước, thế giới, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, trong đó có việc tháo gỡ những khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách; bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả…
Kết quả là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022. Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua.
Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay); cơ bản bảo đảm cung cầu lao động.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo tại hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng “Ổn định”, châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 2 trong 62 nước được nâng hạng; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh và có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2020 - 2022.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng làm rõ những kết quả nổi bật trong việc xây dựng thể chế, xây dựng pháp luật, công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, cải cách thủ tục hành chính... Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đột phá về hạ tầng giao thông trong năm 2023. Đầu năm 2023 khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam, giữa năm khánh thành 9 dự án, cuối năm khánh thành đồng loạt 4 dự án ngành giao thông; đưa vào sử dụng trong năm 2023 là 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km....
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản; nước ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung khắc phục. Tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới song chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là suy giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước là thị trường lớn, truyền thống của ta…
Sản xuất và cung ứng điện cơ bản đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu điện cục bộ trong tháng 5-6 năm 2023 chủ yếu do khâu điều độ, truyền tải và phân phối còn bị động, lúng túng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ trong, ngoài nước suy giảm…
Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6-6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (4-4,5%), bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam. Chính phủ cũng đặt mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025.
Trong năm 2024, đưa vào khai thác, sử dụng đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên. Nâng cấp các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Nam Nghi Sơn; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công một số dự án đường bộ cao tốc....
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, trong đó tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực giai đoạn 2024 - 2030.
Thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế mới, thương mại điện tử, thương mại biên giới. Phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn; thúc đẩy phát triển, hội nhập thị trường tín chỉ các-bon. Tích cực triển khai Đề án trồng 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh và huy động, sử dụng hiệu quả khoản vay 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi, vốn ODA cho phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Tin khác
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí
Tin mới 10/01/2025 13:49
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025
Tin mới 10/01/2025 12:08
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai
Tin mới 09/01/2025 18:13
Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Tin mới 09/01/2025 16:42
Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp
Tin mới 09/01/2025 16:12
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 08/01/2025 19:18
Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
Tin mới 08/01/2025 16:48
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025
Tin mới 08/01/2025 16:28
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương
Tin mới 08/01/2025 11:28
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Tin mới 07/01/2025 21:41