Hà Nội quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa trong thời điểm giãn cách xã hội

Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống

Tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, trong đó một số chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị đã phải đóng cửa vì liên quan đến các ca F0, khiến nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa là rất lớn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc chủ động của Thành phố, của Sở Công Thương Hà Nội, tình hình cung ứng hàng hóa cho người dân Thủ đô đã được bảo đảm thông suốt, nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định…
Hà Nội: Chợ, siêu thị đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định Hà Nội: Không có hiện tượng găm hàng, tăng giá trục lợi

Tăng nguồn cung ứng hàng hóa gấp 3 lần

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt là biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh đã tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng hàng hóa tại Hà Nội. Trong đó, một số chợ, siêu thị như: Chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên, Phùng Khoang, Hà Đông, siêu thị Vinmart…đã phải đóng cửa do liên quan đến các ca F0 ngoài cộng đồng. Trước khó khăn đó, với nhiệm vụ tối thượng là phải thiết lập hệ thống phân phối nhanh chóng, tiện lợi, song vẫn đảm bảo các yếu tố an toàn phòng chống dịch.

Từ những kinh nghiệm trong các đợt chống dịch trước, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân đã tăng từ 30-50%.

Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống
Nguồn cung ứng hàng hóa được các doanh nghiệp tăng từ 30-50% đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân

Đặc biệt, với phương châm 4 tại chỗ "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ" và 3 sẵn sàng "Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương", Sở Công Thương Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa; trong đó có 17 nhóm hàng hóa thiết yếu trong thời điểm có dịch, đã được các doanh nghiệp tăng dự trữ lên gấp 3 lần so với các tháng bình thường (tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Sở Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố cung cấp danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho Hà Nội, đến nay đã có gần 1.000 doanh nghiệp, Hợp tác xã sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội. Nhờ đó nguồn cung ứng hàng hóa rất dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống.

Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn song, theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, trong bất kỳ tình huống nào cũng đảm bảo đáp đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng. Tính đến nay Thành phố đã có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá được Sở Công Thương niêm yết công khai để phục vụ nhân dân.

Đồng thời, Sở cũng sẵn sàng kích hoạt hàng nghìn điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp thành phố Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân.

Phát phiếu đi chợ - đảm bảo giãn cách phòng, chống dịch

Cùng với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất; thời gian qua, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, cũng như thực hiên nghiêm Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố, người dân tại một số địa phương thuộc thành phố Hà Nội đã được cấp thẻ đi chợ sử dụng khi mua lương thực, thực phẩm.

Đánh giá đây là cách làm sáng tạo, vừa đảm bảo chuỗi cung ứng, vừa an toàn phòng dịch tại các chợ dân sinh, Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã xem xét triển khai áp dụng rộng rãi mô hình đi chợ bằng thẻ, phiếu. Trước cách làm này, đại đa số người dân Thủ đô đều bày tỏ sự đồng tình ủng hộ chủ trương trên của lãnh đạo Thành phố.

Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống
Việc phát phiếu đi chợ giúp người dân yên tâm hơn trong việc đảm bảo phòng chống dịch

Chị Nguyễn Thị Nga ở phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, kể từ ngày toàn thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, chị Nga và gia đình đã chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Theo chị Nga, chợ là nơi thường xuyên tập trung đông người, nên dễ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, nhất là ở gần những khu vực phong tỏa. Do đó, việc áp dụng biện pháp đi chợ bằng thẻ theo ngày chẵn, lẻ sẽ giúp giảm số lượng người dân vào chợ, từ đó ngăn chặn sự bùng phát và lây lan dịch bệnh.

Cùng chung quan điểm với chị Nga, chị Phạm Thu Thảo ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, sau khi xuất hiện ca dương tính mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, gia đình chị đã thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Chị Thảo chỉ ra ngoài khi đi chợ, siêu thị để mua lương thực, thực phẩm thiết yếu cho gia đình. Theo chị Thảo, việc người dân dùng thẻ đi chợ là giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả các quy định giãn cách, hạn chế tình trạng người dân tập trung đông đúc và góp phần bảo vệ an toàn sức cho khỏe cộng đồng.

“Tôi có phần bất ngờ khi nhận được thẻ đi chợ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay thì đây là biện pháp vừa tạo điều kiện để người dân được mua lương thực, thực phẩm tươi, vừa đảm bảo quy định về giãn cách, hạn chế việc tiếp xúc đông người nơi công cộng. Mà tôi thấy, việc đi chợ 3 ngày 1 tuần là hợp lý vì người dân không phải tích trữ lương thực quá lâu và quá nhiều trong tủ lạnh”, chị Thảo chia sẻ.

Kỳ 1: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định trong mọi tình huống
Lực lượng chức năng kiểm tra việc đi chợ của người dân thông qua tem, phiếu được phát nhằm đảm bảo công tác phòng dịch, cũng như đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân

Thực tế cho thấy, trước đó việc sử dụng thẻ, phiếu đi chợ đã được một số tỉnh, thành phố ở phía Nam triển khai trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhưng đây là lần đầu tiên Hà Nội áp dụng biện pháp này. Trong đó, phường Nhật Tân, phường Bưởi và phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) là những nơi đầu tiên áp dụng hiệu quả việc sử dụng thẻ đi chợ. Theo đó, thẻ đi chợ được các địa phương ghi rõ địa chỉ, họ và tên người đại diện hộ gia đình; thời gian, ngày giờ đi chợ…

Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, phương án đảm bảo cho các chợ truyền thống được hoạt động bình thường, kết hợp với hình thức đi chợ bằng thẻ mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã mang lại những tín hiệu tích cực tại một số nơi mà dịch Covid-19 bùng phát.

Theo ý kiến của nhiều người, trong khi các cửa hàng, quán ăn, dịch vụ không thiết yếu thực hiện đóng cửa để phòng, chống dịch, thì việc đi chợ bằng thẻ là cách làm sáng tạo và rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Bởi, hình thức đi chợ bằng thẻ không chỉ là giải pháp mang ý nghĩa lớn trong phòng chống dịch, mà còn giúp cho Thành phố không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Qua đó, giúp người dân yên tâm phòng chống dịch trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Kỳ 2: Nhiều mô hình sáng tạo cung ứng hàng hóa đảm bảo an toàn cho người dân

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động