Phát huy vai trò Chi bộ Đảng tại các tổ dân phố trong nhịp sống đô thị:

Kỳ 1: Đổi mới để thích ứng với tình hình mới

(LĐTĐ) Trong nhịp sống đô thị hối hả, đối mặt với tình trạng dân số tăng nhanh, đảng viên ít và ngày càng có xu hướng già hóa, các chi bộ khu dân cư đang nỗ lực tìm giải pháp để đưa chi bộ vượt qua khó khăn, phát triển phù hợp với tình hình mới.
Góp phần xây dựng khu dân cư văn hóa Gương Bí thư Chi bộ trong phòng, chống dịch Covid-19 Bí thư Chi bộ tận tâm, trách nhiệm

Đảng viên đi trước

Những năm qua, việc triển khai sát nhập tổ dân phố và sắp xếp lại chi bộ theo Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 16/9/2019 về "sắp xếp bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã tác động không nhỏ tới cơ cấu, tổ chức của các chi bộ dân phố. Dù phải kiêm nhiệm thêm chức vụ, khối lượng công việc tăng, thế nhưng, tại nhiều khu dân cư đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu, gương mẫu xung phong đảm nhiệm các vị trí khó, giúp chi bộ và tổ dân phố hoạt động một cách quy củ, có hiệu quả.

Sau nhiều lần chia tách, đến nay, tổ dân phố số 5, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang quản lý gần 1.000 hộ gia đình với hơn 2.800 nhân khẩu. Không chỉ đông, cơ cấu dân số của tổ dân phố số 5 cũng vô cùng đặc biệt khi có tới 90% người dân là đồng bào công giáo.

Là Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5, nhiều năm qua, ông Trương Đình Quý (65 tuổi) vẫn luôn trăn trở với việc làm sao có thể đoàn kết nhân dân, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội… Đặc biệt là trong điều kiện đặc thù dân cư có phần khác biệt do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, các khu đô thị mới mọc lên ngày một nhiều.

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Đảng viên Chi bộ tổ dân phố số 5 ủng hộ vật tư y tế cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Gần 7 năm qua, từ khi tham gia công tác tại địa phương, ông Quý luôn luôn thấm nhuần lời dạy của Bác “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên tốt; mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần”. Vì vậy, với vai trò của người đứng đầu chi bộ, ông Quý thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng vững mạnh. Ông luôn tự mình nghiên cứu tìm hiểu các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của các cấp, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Cụ thể, do địa bàn mà ông lãnh đạo có phần đặc thù, để làm tốt nhiệm vụ là “cánh tay nối dài” giữa Đảng với nhân dân, ngoài kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Công tác Mặt trận theo quy định ông Quý còn xung phong đảm nhận các nhiệm vụ khác như Trưởng ban Dân vận tổ dân phố số 5, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường... Theo ông Quý, việc kiêm nhiệm nhiều chức vụ, sẽ giúp ông có thể đóng nhiều vai, từ đó vận động, thuyết phục người dân tốt hơn.

Cùng với việc xung phong, đi đầu, đảm nhiệm nhiều chức vụ, ông Quý còn cùng các đồng chí của mình bám sát địa bàn cơ sở, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành tốt các quy định về quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ông Quý cho hay: Bác Hồ đã dạy “Một trăm lời nói hay không bằng một việc làm tốt”. Vì thế ông luôn tâm niệm trước hết bản thân phải gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động để quy tụ sự đoàn kết trong Chi bộ, sự đồng thuận trong nhân dân.

Với cách làm linh hoạt nhưng không kém phần quyết đoán của mình, ông Quý đã kêu gọi người dân thực hiện tốt nếp sống văn minh, giữ cho đường đường phố luôn sạch đẹp, cải tạo không gian sống, đảm bảo không vi phạm quy định trật tự xây dựng…

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Với những cống hiến trong quá trình công tác, ông Trương Đình Quý được Thành phố tặng Bằng khen điển hình dân vận khéo năm 2020.

Trong thời gian dịch Covid-19 xuất hiện, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, ông Quý cũng là người tiên phong, đi đầu tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch; tham gia rà soát, lập danh sách hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh; kêu gọi nhân dân ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19; tham gia trực tại các chốt phòng, chống dịch, giải thích và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm túc quy định của Thành phố…

Đặc biệt hơn, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2016, với sự tâm huyết, linh hoạt trong cách làm, ông Quý đã cùng với các chức sắc tôn giáo trên địa bàn tuyên truyền đến tận mỗi người dân về quyền, nghĩa vụ và tầm quan trọng của của việc đi bỏ phiếu. Kết quả gần 100% người dân của tổ dân phố số 5 đều tham gia bỏ phiếu bầu cử. Nhân dân đồng bào công giáo cũng rất đồng tình, ủng hộ và bày tỏ sự phấn khởi khi được tự tay thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình…

Xung phong đảm nhận việc khó

Có thể thấy, hiện nay, sinh hoạt tại các khu dân cư chủ yếu là đảng viên lớn tuổi. Đây là lực lượng đã được tôi luyện và rèn dũa qua nhiều năm, am hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và có lập trường tư tưởng vững vàng. Với hiện trạng của chi bộ dân cư hiện nay, các đảng viên lớn tuổi chính là nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng cũng như các phong trào khác tại địa phương. Đặc biệt là trong thời điểm, Thành phố thực hiện sáp nhập, chia tách các tổ dân phố và Đề án số 21-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.

Kỳ 1:  Đổi mới để thích ứng với tình hình mới
Ông Nguyễn Đức Hậu tập huấn kỹ năng kiểm phiếu cho các đảng viên, tổ viên Tổ bầu cử số 1 phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). (Ảnh chụp thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn biến phức tạp)

Sau khi thực hiện việc sáp nhập tổ dân phố và đề án số 21-ĐA/TU, dân số và đảng viên của mỗi tổ đều tăng lên dẫn đến khối lượng công việc của các Bí thư chi bộ cũng vì thế mà nhân lên gấp bội. Điều này, khiến cho một số người tìm cách thoái thác, không muốn nhận trách nhiệm. Thế nhưng, tại Chi bộ khu dân cư số 1, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông Nguyễn Đức Hậu (72 tuổi) ngoài việc là Bí thư chi bộ, ông còn xung phong đảm nhiệm thêm chức vụ Tổ trưởng tổ dân phố, trở thành ngọn cờ đầu trong việc kết nối đảng viên trong chi bộ và người dân địa phương.

Được biết, sau khi sáp nhập, phạm vi địa bàn của tổ dân phố 1 trải dài dọc phố Bà Triệu với hơn 250 hộ dân. Dù địa bàn rộng, dân số đông nhưng người dân ở đây chủ yếu là các chủ hộ kinh doanh, những người thuê mặt bằng để buôn bán khiến công tác vận động người dân thực hiện các phong trào của địa phương gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, ông Hậu đã đưa Chi bộ 1 trở thành đơn vị đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Tương tự, tại phường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội), cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong xung phong đảm nhận nhiệm vụ khó. Nổi bật trong số đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (71 tuổi). Bà Lan chính là người đã đứng ra “gánh” cả 2 chức vụ Bí thư chi bộ 5, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi sáp nhập địa bàn và đưa phong trào của khu dân cư phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Nhận xét về bà Lan, ông Nguyễn Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy phường Láng Hạ cho biết, theo chủ trương chung, từ cuối tháng 6, đầu tháng 7, một số tổ dân phố trên địa bàn sắp xếp lại, điển hình là khu dân cư số 5 gộp 4 tổ dân phố khu tập thể cũ và nhà liền kề.

Có những người xin thôi tham gia do sức khỏe yếu, có những người tâm tư vì phong trào địa bàn. Thời điểm họp chi ủy khu dân cư khi sáp nhập, do yêu cầu 3 chức danh (Bí thư, Tổ trưởng, Trưởng ban Công tác Mặt trận) theo Đề án 21-ĐA/TU chỉ có 2 người và công việc Tổ trưởng “khá nặng” nhưng bà Lan đã xung phong, gương mẫu đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng và được người dân tín nhiệm bầu.

Tổ dân phố mới lên tới 331 hộ, gấp 4 lần trước đây nên nhiệm vụ vừa làm Bí thư chi bộ, vừa làm Tổ trưởng là thách thức không nhỏ.

Ông Nam cũng cho hay, với đặc thù chi bộ dân phố chủ yếu là các đảng viên lớn tuổi, vì vậy để phát triển, xây dựng được Chi bộ Đảng vững mạnh, việc có những người tâm huyết với công việc như bà Lan là điều hết sức đáng trân trọng.

(Còn nữa)

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động