Để trẻ có một mùa hè ý nghĩa

Kỳ 1: Khi nghỉ hè đi kèm với những nỗi lo

(LĐTĐ) Hè là khoảng thời gian được trẻ yêu thích nhất bởi sau một năm học tập đầy căng thẳng, vất vả, các em sẽ được thoải mái vui chơi. Tuy nhiên, bên cạnh những háo hức, mong chờ, thì mùa hè cũng mang tới nhiều nguy cơ khi sân chơi dành cho trẻ ngày càng không có nhiều và các vụ đuối nước thương tâm lại đang có xu hướng gia tăng.
Khuyến khích vận động cha mẹ cho con học bơi trong dịp hè Phụ huynh ngược xuôi tìm chỗ học, chỗ chơi khi con vào hè Kỳ nghỉ hè ý nghĩa bổ ích cho thiếu nhi

Gia tăng trình trạng đuối nước ở trẻ

Hè đến, thời tiết nắng nóng, bơi lội trở thành môn thể thao ưa thích của trẻ. Dễ dàng nhận thấy, trong kỳ nghỉ hè hình ảnh trẻ tới các bể bơi hay thậm chí thoải mái vui chơi dưới ao hồ, sông suối đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm các vụ đuối nước liên tiếp xảy ra, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội.

Điển hình như vào giữa tháng 5, tại huyện Ba Vì (Hà Nội), một nhóm học sinh rủ nhau đi tắm ở một đập nước trên địa bàn. Trong lúc tắm, có 3 em không may bị đuối nước. Phát hiện sự việc, lực lượng chức năng và người dân đã ra sức cứu nạn nhưng 3 em đều không qua khỏi. Cùng thời điểm này, có 2 cháu bé sinh năm 2011 về nhà bà ngoại (tại thôn Hà Lỗ, Xã Liên Hà, huyện Đông Anh) chơi. Buổi chiều, 2 cháu ra hồ kè (thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà) tắm và bị đuối nước. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng 2 cháu đã tử vong.

Kỳ 1: Khi nghỉ hè đi kèm với những nỗi lo
Mùa hè, bơi lội trở thành môn thể thao yêu thích của trẻ.

Tiếp đó, đến ngày 28/5, tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức cũng đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 học sinh tử vong. Được biết, sau buổi họp lớp chia tay để nghỉ hè, 2 học sinh nam vừa học xong lớp 6 là người địa phương ra hồ điều hòa tại làng Ngòi, xã Song Phương để bơi lội. Lâu không thấy hai cháu lên, các bạn bè trên bờ đã thông báo cho người lớn. Nhận được tin báo, công an xã Song Phương đã có mặt tại hiện trường phối hợp tìm kiếm 2 cháu. Trong buổi chiều, lực lượng cứu nạn lần lượt tìm thấy thi thể 2 cháu dưới hồ…

Những vụ tai nạn thương tâm này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về tai nạn đuối nước, mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh và các cơ quan chức năng, đặc biệt là trong mùa hè.

Theo ông Đặng Hoa Nam (Cục Trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), những năm gần đây, tử vong do đuối nước có xu hướng giảm. Cụ thể, từ 3.300 trẻ (năm 2010) xuống còn 1.990 trẻ (năm 2021). Trung bình giảm từ 3-5%/năm, tương đương khoảng 100 trẻ/năm. Trong đó, các vụ đuối nước trẻ em xảy ra tập trung vào những tháng hè hay thời điểm các em chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè.

Còn theo ông Lê Hải Long (Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương), thống kê sơ bộ từ Trung ương Đoàn từ tháng 1 - 5/2022 cho thấy có 100 vụ đuối nước và 142 em tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong dịp hè, từ tháng 5 đến gần hết tháng 6 có số trẻ em tử vong bằng với số trẻ tử vong trong 5 tháng đầu năm. Như vậy trong dịp hè, tỉ lệ tử vong do đuối nước cao nhất.

Để trẻ có một mùa hè ý nghĩa
Mùa hè, ao hồ, sông suối cũng trở thành nơi để trẻ nhỏ vui chơi.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các em không biết bơi, thiếu kỹ năng xử lý khi xảy ra tai nạn đuối nước; nhiều em thiếu không gian vui chơi, lại vào thời điểm nghỉ hè dẫn đến việc các em ra sông, suối để vui chơi, tắm mát. Mặt khác, môi trường sống xung quanh trẻ không bảo đảm an toàn, như tại các ao, hồ quanh nhà không có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm, ở xa khu dân cư, ít người qua lại nên khi trẻ rơi vào tình thế nguy hiểm không nhận được sự trợ giúp kịp thời của người lớn.

Bên cạnh đó, còn do thiên tai bão lũ; do trẻ em chưa thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông đường thủy. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của phụ huynh cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm đối với trẻ em…

Thiếu sân chơi, trẻ tìm đến “thú vui” tiêu cực

Cùng với đuối nước, ngày nay, trẻ em cũng đang đối mặt với tình trạng không gian vui chơi bị thu hẹp, cung không đủ cầu và phải tìm đến những thú “thú vui” nguy hiểm hơn. Đơn cử như tại Hà Nội, hiện Thành phố có 200 điểm vui chơi dành cho trẻ em. Tại 4 quận nội thành trung tâm như Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa có gần 30 vườn hoa, điểm vui chơi công cộng, nhưng cũng không đủ chỗ cho trẻ em đến vui chơi vào dịp lễ tết, đặc biệt là những ngày hè.

Đáng nói là nhiều sân chơi bị xuống cấp, trang thiết bị vui chơi ngoài trời bị hoen rỉ, gãy, cũ, tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Hơn nữa, các hạng mục vui chơi không được đầu tư, trở nên nhàm chán, không hấp dẫn các em nhỏ.

Tại các tòa chung cư đều có khu vực vui chơi công cộng khá rộng rãi nhưng không gian ấy lại bị người dân tận dụng buôn bán, kinh doanh, trông xe hoặc bị người lớn tuổi chiếm dụng để tập thể dục, yoga...

Kỳ 1: Khi nghỉ hè đi kèm với những nỗi lo
Nhiều sân chơi tại các khu tập thể, chung cư bị chiếm dụng làm chỗ buôn bán, để xe khiến trẻ không có địa điểm vui chơi.

Ngoài các sân chơi công cộng, tại Hà Nội cũng có các sân chơi cao cấp dành cho trẻ. Thế nhưng giá vé tại đây khá đắt. Chẳng hạn như giá vé vào khu vui chơi dành cho trẻ em ở Roya City (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) là 100.000 đồng/vé (thứ2-thứ 6); 150.000 đồng/vé (thứ 7-chủ nhật); ở Aeon Mall Long Biên (phường Long Biên, quận Long Biên) là từ 100.000-120.000 đồng tùy khu… Dễ dàng nhận thấy, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để thường xuyên cho con em mình đến đây vui chơi.

Điều này dẫn đến tình trạng bất kỳ chỗ trống nào ở ngõ ngách, vỉa hè, đường phố,…cũng có thể trở thành chỗ vui chơi tạm bợ cho trẻ em dù những nơi này luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nguy hiểm. Điển hình như tại Ngõ 157b Chùa Láng, buổi chiều từ 5h30 đến 6h30 rất nhiều trỏ nhỏ thường xuyên tận dụng việc lòng đường được mở rộng để đá bóng, đá cầu, đạp xe… tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho cả trẻ và người đi đường.

Bên cạnh đó, mùa hè trẻ được nghỉ nhưng phụ huynh vẫn phải đi làm. Vì vậy, trong khoảng thời gian nghỉ hè trẻ phải làm bạn với ti vi, chơi trò chơi điện tử trên smart phone hoặc đi học thêm dẫn đến nhiều hệ luỵ như trẻ trở nên thụ động, nhiều trò chơi bạo lực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ…

Sự nghèo nàn của các dịch vụ giải trí và không gian vui chơi là những lý do các cơ sở kinh doanh điện tử, internet trở nên đông đúc vào mỗi dịp hè. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có hàng nghìn cơ sở kinh doanh internet, phần lớn các “khách hàng” ở độ tuổi 7-17 tuổi. Đây cũng là một nguy cơ dẫn đến hệ lụy trẻ em sẽ sa đà vào các trò chơi mang tính kích động, bạo lực, hoặc có nội dung đồi trụy, dễ làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, những hành động lệch lạc, thậm chí là vi phạm pháp luật khi không có sự giám sát từ phụ huynh.

(Còn nữa)

Lê Thắm - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người thầy mang quân hàm xanh

Người thầy mang quân hàm xanh

(LĐTĐ) Gần 20 năm qua, câu chuyện về Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng, Đồn biên phòng Cầu Bóng (Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là người lính có nhiệm vụ ngày, đêm bám chốt địa bàn, mà anh còn trở thành thầy giáo dạy học tình thương cho trẻ em nghèo nơi đóng quân khiến nhiều người xúc động.
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

(LĐTĐ) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" đem đến một trải nghiệm đa giác quan cho công chúng với loại hình nghệ thuật chính là nhiếp ảnh in trên giấy dó truyền thống được sắp đặt, bài trí kết hợp với các đạo cụ, hiện vật đặc trưng của Tây Bắc, Việt Nam. Triển lãm được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn tại vùng đất này.
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Từ một ngành non trẻ, trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Thậm chí, đây còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và từng bước hiện thực hóa khát vọng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa giấc mơ hàng Việt vươn xa toàn cầu.
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

(LĐTĐ) Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Thời gian qua, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng Trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục hết sức chú trọng.
Quỹ thời gian

Quỹ thời gian

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nghĩ về quỹ thời gian của đời người? Quỹ thời gian rất công bằng. Mỗi người đều được hưởng 24 giờ như nhau. Nhưng, sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào mỗi người.
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ  giành chiến thắng

Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng

(LĐTĐ) Nhận định MU vs Bodo Glimt nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, đây là cơ hội để Quỷ đỏ giành chiến thắng đầu tiên dưới thời Ruben Amorim.
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Tin khác

Người thầy mang quân hàm xanh

Người thầy mang quân hàm xanh

(LĐTĐ) Gần 20 năm qua, câu chuyện về Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng, Đồn biên phòng Cầu Bóng (Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là người lính có nhiệm vụ ngày, đêm bám chốt địa bàn, mà anh còn trở thành thầy giáo dạy học tình thương cho trẻ em nghèo nơi đóng quân khiến nhiều người xúc động.
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

(LĐTĐ) Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Thời gian qua, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng Trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục hết sức chú trọng.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động