Tạo giá đỡ an sinh vững chắc cho người dân giữa khó khăn của đại dịch:

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động... Tiếp đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 trên địa bàn thành phố. Cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đây thực sự là "giá đỡ" an sinh quan trọng để giúp người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn.
Hà Nội: Gần 750 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn Hà Nội kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội Hà Nội: Gỡ vướng trong việc chi hỗ trợ an sinh xã hội với nhóm lao động tự do

Hỗ trợ kịp thời

Ngay sau khi Nghị quyết 68 của Chính phủ được ban hành (1/7/2021), cơ quan chức năng và các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đã kịp thời triển khai, đưa chính sách đến các đối tượng thụ hưởng với tinh thần khẩn trương, linh hoạt, mang lại niềm xúc động, phấn khởi cho nhiều người lao động.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động khó khăn ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Vốn kiếm kế sinh nhai bằng quán bán hàng ăn mà không có việc gì khác nên vài tháng nay, đời sống gia đình anh Nguyễn Triệu Long (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) vô cùng khó khăn. Anh Nguyễn Triệu Long cho biết: “Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại (cuối tháng 4/2021), công việc bán hàng của vợ chồng tôi đã cầm chừng vì phải hạn chế số lượng khách, chỉ bán hàng mang về để đảm bảo quy định phòng, chống dịch. Từ cuối tháng 7, khi Thành phố thực hiện giãn cách, chúng tôi đóng cửa, dừng hẳn việc bán hàng. Tiền thuê cửa hàng thì vẫn phải trả mà thu nhập không có, cuộc sống vô cùng khó khăn”.

Đang lúc khốn khó, anh Long được cán bộ tổ dân phố tới tận nhà nắm tình hình, thông báo về chế độ hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, Thành phố với người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và hướng dẫn vợ chồng anh làm các thủ tục để nhận khoản hỗ trợ này. Chỉ vài ngày sau đó, khoảng giữa tháng 8, đại diện chính quyền phường Quỳnh Mai và tổ dân phố lại đến tận nhà trao cho cho vợ chồng anh Long mỗi người 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ an sinh của Chính phủ và thành phố Hà Nội.

“Đây không phải là số tiền nhỏ đối với gia đình chúng tôi bởi nó đủ giúp chúng tôi trang trải nhu cầu thiết yếu trong những ngày giãn cách, không có thu nhập. Đáng quý hơn nữa là đang trong thời gian giãn cách, phải tập trung cho công tác phòng chống dịch mà các cấp chính quyền Thành phố không quên những người lao động khó khăn như chúng tôi, mang tiền hỗ trợ tới tận gia đình… Tôi thật sự xúc động, ấm lòng, yên tâm thực hiện giãn cách, mong dịch mau qua”, anh Long bộc bạch.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm.

Cũng ấm lòng khi được nhận tiền hỗ trợ an sinh của thành phố Hà Nội là trường hợp vợ chồng anh Trần Văn Lâm và chị Lê Thị Huyền - thợ cắt tóc gội đầu sinh sống tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. “Trước đây, khi chưa có dịch, mỗi ngày vợ chồng tôi thu nhập từ 200.000- 300.000 ngàn đồng sau khi trừ tiền thuê cửa hàng. Thế nhưng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thực hiện Chỉ thị của UBND Thành phố về phòng, chống dịch, vợ chồng tôi đã đóng cửa hàng. Ở nhà không có thu nhập, không làm được việc gì khác mà vẫn phải chi phí 5,5 triệu đồng thuê cửa hàng/ tháng nên cuộc sống vô cùng khó khăn…”, anh Trần Văn Lâm chia sẻ.

Ngoài gói an sinh theo Nghị quyết số 68, qua thực hiện rà soát các đối tượng khó khăn được hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội, UBND phường Kiến Hưng đã hướng dẫn vợ chồng anh Lâm, chị Huyền làm đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân quận Hà Đông quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng (mỗi người 1,5 triệu đồng) để trang trải trong lúc khó khăn.

Hôm được lãnh đạo UBND phường Kiến Hưng đến tận cửa hàng trao hỗ trợ kinh phí, vợ chồng anh Lâm chị Huyền không nén được xúc động: “Trong thời điểm khó khăn này, khoản tiền hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền có ý nghĩa rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi sẽ có thêm điều kiện để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật và đặc biệt, sự quan tâm này của các cấp chính quyền khiến những lao động tự do khó khăn như chúng tôi rất ấm lòng, được an ủi, động viên. Vợ chồng tôi nhắc nhau tiếp tục khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm các quy định của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi”, chị Huyền bày tỏ.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho lao động tự do ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân.

Câu chuyện cảm động nữa là của cô giáo Trương Thị Thu Hiền - Trường Mầm non Đức Trí, phường Phúc La, quận Hà Đông. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường, từ đầu tháng 5/2021, cũng như nhiều giáo viên khác, cô giáo Trương Thị Thu Hiền, phải nghỉ việc. “Là giáo viên ngoài công lập nên nghỉ dạy đồng nghĩa với việc tôi không có lương, tôi lại đang nuôi con nhỏ, không có điều kiện làm thêm nên mấy tháng qua không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống rất khó khăn”, cô Hiền chia sẻ.

Thế rồi, thông qua UBND quận Hà Đông, cô Hiền đã được nhận hỗ trợ của UBND thành phố Hà Nội theo gói hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền trên 4,7 triệu đồng. Hôm được nhận trợ cấp, cô Hiền xúc động bộc bạch: “Sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố thật kịp thời, đúng lúc. Số tiền này giúp tôi có thêm nguồn trang trải sinh hoạt trong thời gian vẫn còn phải nghỉ việc vì dịch bệnh. Tôi chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và mong muốn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như tôi cũng được hưởng sự quan tâm này”.

Triển khai chính sách khẩn trương và linh hoạt

Trên đây chỉ là một số câu chuyện cảm động trong số vô vàn những câu chuyện cảm động diễn ra trên khắp các địa bàn thành phố Hà Nội thời gian vừa qua. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động khó khăn đến kinh tế xã hội của Thành phố, đời sống người dân, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tạo gia đỡ an sinh xã hội, tiếp sức cho người dân vượt khó với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, trong đó việc triển khai chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 68/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội được đặt lên hàng đầu.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở Trường Mầm non Newsun, huyện Hoài Đức.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, với tinh thần vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ hỗ trợ của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 với mục tiêu xuyên là phải bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, không trùng lặp và tránh bỏ sót.

“30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã và đang khẩn trương hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội. Do chính sách được triển khai trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội nên các địa phương đều lựa chọn những hình thức linh hoạt, phù hợp với thực tế để hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động đồng thời đảm bảo các quy định về phòng chống dịch Covid-19”, ông Nguyễn Quốc Khánh nói.

Điển hình, tại quận Tây Hồ, theo Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng, quận Tây Hồ đã thành lập 3 tổ thẩm định hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 100% phường đã thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ, tiến hành công tác rà soát. Quận cũng đã lập tức tạm ứng kinh phí để triển khai việc chi trả kịp thời, đúng luật định.

Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do ở quận Ba Đình.

Còn đại diện UBND huyện Gia Lâm thì cho hay, trên tinh thần công văn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, các xã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện cũng như các xã, thị trấn đã liên tục ứng trực, làm việc bất kể thời gian ngày thường hay ngày nghỉ, ban ngày hay ban tối để chi trả hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng. Chúng tôi cũng bố trí linh hoạt địa điểm chi trả, kể cả chi trả tại gia đình, đưa nguồn lực hỗ trợ sớm đến với người thụ hưởng và đảm bảo quy định phòng, chống dịch”, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Gia Lâm Lê Thị Kim Châu cho hay.

Ở cấp cơ sở, các xã, phường, thị trấn cũng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, cán bộ Tổ dân phố, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng của phường đến tận nhà người dân để rà soát trường hợp thuộc diện thụ hưởng, giúp họ khai hồ sơ nhận hỗ trợ, nhất là với nhóm lao động tự do bởi đa số lao động tự do không biết cách làm thủ tục đề nghị hỗ trợ. Không để người lao động phải chờ đợi lâu, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ, đa số các địa phương đã trao kinh phí tại nhà cho người thụ hưởng.

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của Thành phố và các địa phương, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, đến hết ngày 9/9, kinh phí từ ngân sách gần 495 tỷ đồng đã đến với trên 1,6 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thuộc đối tượng hỗ trợ từ gói an sinh xã hội của Chính phủ. Trong đó, nhóm lao động tự do có số người thụ hưởng tăng nhanh nhất. Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho gần 132.000 lao động tự do với số tiền gần 198 tỷ đồng.

Trong lúc này, doanh nghiệp và người lao động đang vô cùng khó khăn. Dịch bệnh kéo dài, công việc không có mà hầu hết người lao động không có tích lũy, nếu có tích lũy thì cũng rất ít, không thể trụ vững trong điều kiện dịch bệnh vẫn phức tạp. Vì thế, chính sách hỗ trợ an sinh của Chính phủ là vô cùng cần thiết và kịp thời, rất quý giá và hữu ích với cả doanh nghiệp và người lao động. Tôi cũng cho rằng các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đã triển khai nhanh chóng, kịp thời chính sách này đến doanh nghiệp và người lao động chính là khẳng định thêm ý nghĩa nhân văn, giá trị là “phao cứu sinh” của Chính phủ đối với doanh nghiệp và người lao động.

(PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn)

Kỳ 2: Quyết sách kịp thời, ấm lòng người dân

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Qua thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) tại một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thủ đô cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm như: Chưa thực hiện đúng việc đóng, phương thức đóng, mức đóng, đã trích nộp phần tiền đóng của người lao động, nhưng chưa nộp về cơ quan BHXH…
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét, sửa đổi Luật Quảng cáo, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo ngoài trời...
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

(LĐTĐ) Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trong đó quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

(LĐTĐ) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Từ đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu suy giảm 5% khả năng lao động, sẽ được hưởng trợ cấp bằng 3 lần mức lương tối thiểu tháng vùng IV.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Xem thêm
Phiên bản di động