Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19
Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô |
Siết chặt trong bệnh viện
Để bảo đảm an toàn cho người dân đến thăm khám, chủ động nhận diện và ứng phó nhanh với các tình huống của dịch Covid-19, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động về nhân lực và trang thiết bị, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Đặc biệt, khi một số bệnh viện trên địa bàn xuất hiện ca mắc Covid-19 thì công tác phòng, chống dịch lại càng được siết chặt.
Bệnh viện Thanh Nhàn lắp máy phun cồn rửa tay tự động cho người dân. |
Tại một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang được thực hiện đồng bộ. Đa phần người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi đến thăm, khám tại các cơ sở y tế. Còn các bệnh viện đều có khu vực riêng để khai báo y tế, sàng lọc những bệnh nhân có biểu hiện bệnh ngay từ cổng vào.
Cụ thể, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, nhân viên của Bệnh viện thực hiện đo nhiệt độ, nhắc nhở người dân khai báo y tế ngay tại cổng vào. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân đến thăm, khám chữa bệnh, người đến công tác... Bệnh viện đã bố trí khu vực riêng với nhiều bàn chờ để người dân thuận tiện khai báo y tế. Trong đó, có hai hình thức khai báo y tế là quét mã QR-code, khai báo trên điện thoại thông minh và khai báo bằng giấy.
Đồng thời, trong khu vực khai báo y tế, Bệnh viện cũng lắp máy phun cồn rửa tay tự động cho người dân. Song song với đó, những chỉ báo, chỉ dẫn người dân phòng, chống dịch Covid-19 cũng được đặt tại nhiều nơi trong khuôn viên Bệnh viện. Nhìn chung, người dân và nhân viên Bệnh viện đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang cũng như khai báo y tế phòng, chống dịch Covid-19.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Bệnh viện được Sở Y tế giao là 1 trong 4 đơn vị tuyến đầu tham gia công tác cách ly, điều trị bệnh Covid-19. “Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, 100% cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện được điều động tham gia chống dịch. Thường trực 24/24h nhân viên y tế thực hiện bấm nhiệt độ, khai báo sàng lọc y tế. Nếu phát hiện người dân có biểu hiện bệnh thì thường trực khu sàng lọc sẽ sử dụng xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân lên khu vực chuyên dụng phục vụ cho những đối tượng cách ly, đảm bảo không để lây nhiễm cho người xung quanh”, ông Đào Quang Minh cho hay.
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch Covid-19, Bệnh viện đã liên tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được Bệnh viện ưu tiên hàng đầu.
Khu vực ngồi chờ đảm bảo giãn cách phòng, chống dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. |
Mặc dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch, tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã phát hiện ca bệnh. Mới đây nhất, ngày 5/8, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 là công nhân đang thi công tại công trường biệt lập với các khu khác trong Bệnh viện. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 50 ca mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch này.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ngay sau khi phát hiện các ca mắc Covid-19 tại công trường xây dựng trong Bệnh viện, các ca F0 đã được chuyển ngay vào khu điều trị F0 của Bệnh viện để điều trị. Toàn bộ khu vực công trường được phong tỏa và phun khử khuẩn. Công tác điều tra, truy vết để tìm nguồn lây nhiễm vẫn đang được tiến hành theo quy định
Ngay sau khi phát hiện có ca F0 tại khu vực công trường xây dựng, Bệnh viện đã tiến hành làm xét nghiệm RT-PCR để sàng lọc trên quy mô toàn Bệnh viện đối với tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và các nhân viên của các công ty thuê ngoài làm việc tại đơn vị. Kết quả tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính, cho thấy không có sự lây lan bệnh từ công trường xây dựng sang các khu vực còn lại của Bệnh viện.
Đặc biệt, từ khi xuất hiện ca mắc Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông càng siết chặt hơn công tác phòng, chống dịch… Cụ thể, Bệnh viện tăng cường các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, thực hiện chặt chẽ hơn các quy định về an toàn phòng, chống dịch như: Giảm tải Bệnh viện; phân luồng, sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ; thực hiện 5K; xét nghiệm RT-PCR định kỳ 3-5 ngày/lần; tiêm phòng vắc xin cho toàn bộ nhân viên y tế, nhân viên các công ty thuê ngoài; tăng cường công tác vệ sinh môi trường...
Song song với đó, Bệnh viện đã triển khai phương án “4 tại chỗ” theo Công điện 17 ngày 2/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, các y, bác sĩ và nhân viên y tế tại khu vực nội trú phân chia thành các kíp luân phiên làm việc, thực hiện theo phương châm: Làm việc tại chỗ; ăn uống tại chỗ; sinh hoạt, nghỉ ngơi tại chỗ; điều trị tại chỗ đảm bảo an toàn người bệnh, an toàn Bệnh viện.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn. |
Chủ động, linh hoạt ứng phó
Ngoài việc siết chặt công tác phòng, chống dịch trong các bệnh viện, ngành Y tế Hà Nội đã chủ động chuẩn bị, xây dựng các kịch bản, phương án chi tiết, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về y tế trong mọi tình huống.
Đánh giá về tình hình dịch trên địa bàn Thủ đô trọng đợt dịch thứ 4 này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết: Trong đợt dịch thứ 4 này, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng chiếm tỷ lệ trên 50% trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân bố ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Nhiều địa phương trước đây chưa ghi nhận thì nay đã xuất hiện ca bệnh và ổ dịch trên địa bàn. Nhiều trường hợp mắc Covid-19 tản phát trong cộng đồng, không có yếu tố dịch tễ liên quan. Một số ca bệnh phát hiện muộn; cùng thời điểm phát hiện ca bệnh đầu tiên thì cũng đã ghi nhận nhiều ca lây nhiễm khác, tạo nên ổ dịch phức tạp, diễn biến kéo dài với nhiều ca mắc. Đơn cử như ổ dịch liên quan nhà thuốc Láng Hạ (117 ca); chùm ca bệnh liên quan đến 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa (82 ca); ổ dịch Tân Mai, Hoàng Mai (114 ca).
Theo nhận định của ông Khổng Minh Tuấn, sau 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất, với sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ Thành phố đến địa phương, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn trong tầm kiểm soát. “Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây. Đặc biệt đã xuất hiện các trường hợp mắc trong khu công nghiệp, trong bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, chợ đầu mối, chợ dân sinh… Trong thời gian tới, sẽ có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới và nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn”, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật nói.
Bởi vậy, để có thể nhanh chóng chặt đứt nguồn lây nhiễm của Covid-19, cần tăng cường rà soát, phát hiện sớm nhất các ca tản phát trong cộng đồng, không có yếu tố dịch tễ liên quan bằng cách xét nghiệm 100% các trường hợp nghi nhiễm, có biểu hiện bệnh như có ho, sốt, khó thở… Đồng thời, thần tốc truy vết triệt để tất cả các F1 để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt, hai nhiệm vụ này phải thực hiện song song với nhau.
Nhân viên xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xuyên đêm làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19. |
Để triển khai có hiệu quả các hoạt động trên, hiện nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cùng với hệ thống y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thị xã đang phải chạy đua với thời gian để điều tra, truy vết, xét nghiệm F0, F1, F2 ngay sau khi xác định ca bệnh đầu tiên. Tăng cường rà soát lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp nguy cơ cao, di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người (người giao hàng, người làm trong các chuỗi cung ứng thực phẩm, chợ, siêu thị…).
Đồng thời, thực hiện lấy mẫu sàng lọc diện rộng trên toàn địa bàn Thành phố theo hộ gia đình, tại các khu vực có nguy cơ cao, “vùng đỏ”, đảm bảo không bỏ sót, bỏ lọt các trường hợp mắc bệnh. Tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng ca, tăng kíp trực 24/24h, kịp thời nhận mẫu, xét nghiệm và phấn đấu trả kết quả trong thời gian nhanh nhất có thể.
Như vậy, với hàng loạt các giải pháp thiết thực trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, từ các cơ sở khám chữa bệnh cho đến công tác y tế dự phòng… ngành Y tế Hà Nội luôn cố gắng đảm bảo an toàn trong công tác khám, chữa bệnh, cũng như “khoá chặt” đường lây nhiễm của dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của ngành Y tế, của các cơ quan chức năng vẫn cần sự chung sức của tất cả người dân. Bởi chính sự chủ động, ý thức tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của người dân sẽ góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.
“Biện pháp quan trọng nhất là người dân Hà Nội không tập trung đông người. Biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, quyết định là ở mỗi người dân. Người dân tuân thủ quy tắc 5K cùng với việc tiêm vắc xin là bảo vệ chính cá nhân, gia đình, cộng đồng”, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Khổng Minh Tuấn khuyến cáo thêm.
Bác sĩ Lê Mạnh Trường, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ: Những ngày này, trong mỗi chúng ta ai cũng có chung một niềm mong mỏi đó là dịch bệnh sớm kết thúc để cuộc sống được sớm trở lại bình thường. Để mọi người được ra ngoài hít bầu không khí trong lành, không Covid-19; trẻ nhỏ được đến trường học tập, vui chơi và chúng tôi - những nhân viên y tế trên khắp cả nước được trở về với gia đình, được ôm những đứa con nhỏ vào lòng,… Để làm được điều đó, chỉ riêng sự cố gắng của nhân viên y tế là chưa đủ mà cần sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng. Vấn đề mấu chốt là người dân nên tuân thủ đúng các quy định phòng dịch của Bộ Y tế và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để dịch bệnh không lan rộng thêm nữa. |
Minh Khuê
Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28