“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

Tiếc nuối nhiều không gian sáng tạo bị bỏ quên

Một ngày trời se se lạnh, chúng tôi đến nơi từng là Zone 9 - một không gian sáng tạo, một điểm đến yêu thích của các nghệ sĩ và giới trẻ Hà Nội. Sự tò mò về địa điểm từng được giới trẻ truyền tai nhau như một “lãnh địa ăn chơi” dành riêng cho những bạn trẻ đã thôi thúc chúng tôi đặt chân đến đây và tìm hiểu về nó. Tuy nhiên, thật chạnh lòng khi chứng kiến dãy tường graffiti năm nào đã không còn. Sau nhiều năm bỏ hoang, khuôn viên Zone 9 hiện đã nhường chỗ cho một quán cà phê nhỏ, khai trương từ năm 2020.

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!
Khuôn viên Zone 9 hiện đã nhường chỗ cho một quán cà phê nhỏ.

Tiền thân của Zone 9 là một khu xí nghiệp bỏ hoang của công ty dược ngay bên cạnh vườn hoa Yersin, vậy nên nơi này có không gian vô cùng rộng lớn, với nhiều khu nhà khác nhau ăn ra cả hai mặt phố Nguyễn Huy Tự và Trần Thánh Tông. Trải qua rất nhiều năm “dãi nắng dầm mưa”, thời gian và cả thời tiết đã khoác lên khu nhà này một diện mạo hoang tàn và có phần đổ nát. Chính sự cũ kỹ, hoang tàn lại làm nên phong cách cho các bar, quán café, cửa hàng thời trang... biến nơi đây thành khu vui chơi độc nhất vô nhị của giới trẻ Hà thành. Tuy nhiên Zone 9 phải đóng cửa sau thời gian ngắn ngủi.

Hay như tổ hợp sáng tạo 60S Thổ Quan (nằm trong ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên, quận Ðống Ða) để lại nhiều tiếc nuối hơn khi bị xóa sổ. Tổ hợp này gồm hơn 20 cửa hàng khác nhau, với nhiều loại hình nghệ thuật, sáng tạo kết hợp với các cửa hàng ẩm thực, từ thiết kế, nhiếp ảnh, cho đến âm nhạc. Trong quá trình hoạt động, tổ hợp này đã từng phải tạm dừng. Ðến đầu năm 2021, tổ hợp 60S Thổ Quan dừng hẳn, vì đối tác đòi lại mặt bằng.

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!
Không gian nghệ thuật ở Ơ kìa Hà Nội.

Theo định nghĩa của Hội đồng Anh, không gian sáng tạo là “một địa điểm, có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau. Đó là nơi tụ họp, chia sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh và thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ”.

Không gian sáng tạo là nơi mà các doanh nghiệp có thể kết nối, hỗ trợ cho thuê mặt bằng hoặc hỗ trợ không gian cho các nghệ sĩ trong việc trưng bày, truyền thông, kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật, các trò chơi, công cụ giải trí nhằm đưa chúng gần hơn với cộng đồng, kết nối xã hội.

Kết quả rà soát của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện nay có 124 không gian sáng tạo, trong đó 33 không gian thuộc sở hữu Nhà nước, 82 không gian thuộc sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân. 6 không gian công cộng, 21 không gian văn hoá di sản/ sáng tạo, 10 không gian giáo dục; 10 bảo tàng, 11 làng nghề thủ công; 16 doanh nghiệp sáng tạo, 24 không gian nghệ thuật, 4 không gian trực tuyến; 24 không gian sáng tạo bao gồm: Thư viện, phòng tranh, cà phê, không gian làm việc chung.

Có thể kể đến một số không gian sáng tạo tiêu biểu của Thủ đô như: Phố đi bộ Hồ Gươm, phố Sách, phố đi bộ Trịnh Công Sơn; hệ thống các bảo tàng, viện, trung tâm chuyên về văn hóa, nghệ thuật; các hội nghề nghiệp văn học, nghệ thuật; trường đại học, nhà hát, khu triển lãm và cơ sở dành cho hoạt động biểu diễn.... Hay là các không gian của tư nhân xây dựng như: Heritage Space, Café chiều thứ 7, Manzi, Ơ kìa Hà Nội; Liu lo Art, Six Space, CuCa, Hub Café, Trung tâm hỗ trợ và phát triển nghệ thuật đương đại Vicas Art Sudio, Tổ Chim Xanh, Zó Projet…

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!
Heritage Space, một trong không gian sáng tạo tiêu biểu của Thủ đô.

Một số không gian sáng tạo mà các nghệ sĩ, họa sĩ mang đến cho công chúng thưởng lãm tác phẩm hội họa như phố bích họa ở Phùng Hưng hay triển lãm nghệ thuật sắp đặt ở phố Phúc Tân. Đặc biệt, dự án cải tạo bờ vở sông Hồng ở ngách 43/32 Bạch Đằng, phường Chương Dương, chỉ cách không gian Phúc Tân chưa đầy 2km, từ một góc nhỏ ven sông đầy rác thải, khu vực này đã được cải tạo thành một nơi đáng sống với khu vui chơi cho trẻ em, tập thể dục cho người lớn, địa điểm thông thoáng trong lành để hội họp cộng đồng, là nơi được coi là vườn rừng đầu tiên của Hà Nội với rất nhiều cây hoa mới.

Mặc dù số lượng không gian sáng tạo nghệ thuật ngày càng gia tăng, nhưng mặt khác, nhiều không gian sáng tạo lại… “chết yểu”. Bởi hiện nay, đa phần các không gian sáng tạo ở Hà Nội là sáng kiến cá nhân, tâm huyết của những nhóm nhỏ. Đây cũng là những lý do khiến cho các không gian sáng tạo ở Hà Nội chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi mà nỗ lực của các cá nhân không vượt qua được những trở lực của lợi nhuận, đi kèm với sự tâm huyết sụt giảm theo thời gian.

Cần trợ lực để phát huy nguồn lực sáng tạo

Nhà báo Trương Uyên Ly, nhà nghiên cứu độc lập về không gian sáng tạo nhận định, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội hay Việt Nam nói chung chưa có điều kiện phát huy được hết các thế mạnh của mình. Tuy có thể đem lại tác động to lớn thông qua việc phát triển các tài năng và ý tưởng sáng tạo, có thể giúp thay đổi bộ mặt, hình ảnh, thương hiệu của cả một khu vực địa lý, nhưng đời sống lại thường ngắn ngủi, nhiều không gian biến mất sau chưa đầy ba năm, yếu đuối và dễ bị ngã gục trước các thử thách khách quan và chủ quan như thay đổi hoặc mất địa điểm, pháp lý thiếu rõ ràng, giá thuê nhà quá cao, hợp đồng thuê nhà quá ngắn, thiếu kỹ năng quản trị, kỹ năng kinh doanh, nguồn tài chính eo hẹp, sự lệ thuộc vào tài trợ, thị trường nghệ thuật sáng tạo còn nhỏ yếu, và vai trò của nhà nước chưa rõ rệt và mang tính hệ thống…

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!
Không gian văn hóa sắp đặt ấn tượng Phố đi bộ Hồ Gươm.

Thực tế, hầu hết các không gian sáng tạo nghệ thuật đều gặp khó khăn về địa điểm. Càng ở những thành phố lớn, những vị trí đẹp thì giá thuê càng cao, đẩy gánh nặng chi phí lên những người sáng lập. Thiết kế và vận hành hoạt động của các không gian sáng tạo hiện nay phần lớn là từ các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ lẻ, tự phát. Kinh nghiệm và nguồn vốn của các doanh nghiệp này đều hạn chế. Trong khi đó, nguồn thu từ các hoạt động nghệ thuật của các không gian này luôn bấp bênh.

Mặt khác, chính quyền Thành phố dù rất cố gắng nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cho những không gian sáng tạo phát triển. Về cơ bản, hiện chưa có một chính sách, chương trình hỗ trợ, ưu đãi về thuế kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, thuê địa điểm, nhà xưởng, ưu đãi vay vốn kinh doanh, tiếp cận với các nguồn tài trợ từ nhà nước, thành phố... dành riêng cho họ. Bởi vậy, các không gian sáng tạo dễ bị ảnh hưởng khi chịu tác động bởi các biến động về kinh tế, xã hội.

Ngoài những không gian sáng tạo do doanh nghiệp và tư nhân vận hành, hiện nay, Hà Nội có hàng nghìn di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị. Lợi thế lớn nhưng nhiều năm qua, chỉ số ít di tích, danh lam thắng cảnh phát huy được giá trị, trở thành không gian sáng tạo thu hút du khách đến tham quan, đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di sản đạt tới.

Theo quan sát của phóng viên, những ngày cuối tuần, dịp lễ, tại khu vực như phố đi bộ Hồ Gươm, Trịnh Công Sơn hay các công viên, trung tâm thương mại, siêu thị… chật kín người đến vui chơi, hóng mát, tập thể dục hoặc mua sắm, đi dạo. Thực trạng này phần nào cho thấy cuộc sống người dân đô thị đang ngày càng bị bó hẹp, thiếu hụt không gian công cộng, không gian sáng tạo phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn… tại các khu dân cư, khu đô thị.

Trước nghịch lý thừa mà thiếu, ngay lúc này, việc ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo dựng, quy hoạch, bổ sung quỹ đất, đầu tư... để nhân thêm nhiều không gian sáng tạo bổ ích, lành mạnh cho người dân là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Phương Bùi

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động