“Cởi trói” không gian văn hóa công cộng ở Thủ đô

Kỳ 3: Phố đi bộ, nơi giao thoa và giữ gìn văn hóa

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, việc mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và không gian phố đi bộ Trịnh Công Sơn đã mang lại không ít lợi ích về kinh tế - xã hội. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động cộng đồng tại các phố đi bộ đã mở thêm không gian văn hóa mới, tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô Hà Nội vào dịp cuối tuần.
ky 3 pho di bo noi giao thoa va giu gin van hoa Kỳ 2: Tranh bích họa làm thay đổi bộ mặt đường phố
ky 3 pho di bo noi giao thoa va giu gin van hoa Kỳ 1: Chuyện từ bãi rác, đến không gian văn hóa

Những điểm đến lý tưởng

Sau khi thử nghiệm triển khai phố đi bộ Hàng Đào – Chợ đêm Đồng Xuân vào 2 ngày nghỉ cuối tuần từ năm 2004, đến năm 2014, quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ ra các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Năm 2016, Hà Nội đã khai trương phố đi bộ 2 ngày cuối tuần quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận. Qua 4 năm hoạt động, đến nay, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm không ngừng phát triển và mở rộng. Nhiều hoạt động cộng đồng hấp dẫn đã diễn ra trên phố như: sân chơi cho trẻ em từ vật liệu tái chế; biểu diễn văn nghệ; không gian ẩm thực…

ky 3 pho di bo noi giao thoa va giu gin van hoa
Phố đi bộ là nơi diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng hấp dẫn

Có thể nói, phố đi bộ đã mang lại hình ảnh mới cho Thủ đô với các điểm biểu diễn văn hóa cố định mang phong cách từ hiện đại đến dân gian được duy trì thường xuyên. Trong năm 2019, khi thông tin về kết quả 3 năm triển khai thí điểm và công bố chính thức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, đã khẳng định, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã trở thành thương hiệu, điểm nhấn của Thủ đô; tạo không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền; nơi giao lưu, điểm hẹn thú vị của mọi người dân…

Anh Alain Baron (du khách người Pháp) lần đầu đến Hà Nội trong năm 2019 đã rất ngạc nhiên về không gian đi bộ lãng mạn và thân thiện của Thủ đô. Chia sẻ với những người bạn của mình, Alain nói rằng, anh đã có một ngày cuối tuần đặc biệt ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, hòa mình vào những chương trình nghệ thuật đường phố. “Tôi thật sự ấn tượng vì Hà Nội có một không gian cộng đồng thanh bình, thân thiện và giàu văn hóa đến vậy. Tại đây, tôi thấy được rất nhiều nét độc đáo con người, văn hóa Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai gần, tôi sẽ quay lại Việt Nam lần nữa”, Alain chia sẻ.

Sau thành công bước đầu của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, tháng 5/2018, quận Tây Hồ cũng khai trương không gian văn hóa, ẩm thực phố đi bộ Trịnh Công Sơn. Khu vực phố đi bộ bao gồm phố Trịnh Công Sơn (đoạn từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến dốc ngã ba đê Âu Cơ) và một phần ngõ 413 Âu Cơ, hoạt động từ 17h đến 23h thứ Sáu và hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Theo khảo sát, phố đi bộ Trịnh Công Sơn những ngày cuối tuần tuy không sôi động như khu vực hồ Hoàn Kiếm nhưng cũng là điểm thu hút được không ít người dân ở khu vực quận Tây Hồ tìm đến vui chơi. Hàng tuần, không gian đi bộ Trịnh Công Sơn vẫn duy trì sân khấu biểu diễn âm nhạc, khu vực vui chơi dành cho trẻ em... Nhiều đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay biểu diễn trò chơi dân gian đã tạo sức hấp dẫn cho du khách.

Bà Đỗ Thị Hoa, phường Âu Cơ (Tây Hồ), chia sẻ: “Phố đi bộ Trịnh Công Sơn rất thú vị. Các gian hàng được mô phỏng theo như kiến trúc của phố cổ Hà Nội xưa cùng các gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm gợi nhớ về tuổi thơ. Đây có thể coi là không gian văn hóa công cộng độc đáo, là điểm đến để người dân Thủ đô cũng như du khách có thể trải nghiệm. Hy vọng rằng chúng ta sẽ có thêm những phố đi bộ như thế này để người dân có thêm không gian tản bộ, vui chơi”…

Mô hình cần nhân rộng

Trong những năm qua, có thể thấy những lợi ích thiết thực mà các không gian phố đi bộ đã đem lại cho Thủ đô. Cái lợi đối với người dân là rất rõ, đó là có thêm không gian rèn luyện “văn hóa đi bộ”. Bên cạnh đó, rất nhiều chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, trò chơi cộng đồng diễn ra tại phố đi bộ như: kéo co, nhảy dây, ô ăn quan… đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Việc xây dựng các không gian đi bộ tại Hà Nội đã góp phần bảo đảm an ninh trật tự, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô.

Trên thực tế, thời gian qua, Hà Nội cũng đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng tại các phố đi bộ. Mới đây, quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức trưng bày phương án thiết kế và lấy ý kiến cộng đồng lần thứ 3 trong 10 năm qua về dự án đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, quận Hoàn Kiếm đã cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các hạng mục như: Đài phun nước tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; trang trí hệ thống chiếu sáng tại đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, đền vua Lê; hệ thống đèn LED xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa…

Không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa - nghệ thuật của Hà Nội, phố đi bộ còn là nơi giao lưu văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, cũng như với bạn bè quốc tế. Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các sự kiện, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương, các sự kiện văn hóa do các cơ quan, đơn vị tổ chức tại đây. Cùng với đó, phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm còn là “sân khấu” của những người đam mê biểu diễn nghệ thuật. Chung quanh hồ, các “nghệ sĩ đường phố” trình diễn đủ loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật truyền thống, cho đến âm nhạc hiện đại.

Theo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã thu hút hàng triệu du khách. Trong 3 năm (từ 2016-2019), phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã diễn ra 410 sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút được sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố trong nước, 26 đại sứ quán và 3 tổ chức quốc tế, trong đó, có nhiều chương trình, sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc được dư luận đánh giá cao như hoạt động giới thiệu quảng bá văn hóa của tỉnh Hà Giang, Quảng Bình, Điện Biên, Tây Ninh… Hoạt động hiệu quả của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đem văn hóa địa phương đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.

Kiến trúc sư Vũ Anh Việt (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Thanh Việt) cho rằng, việc mở rộng không gian đi bộ tại Hà Nội là việc làm cần thiết. Không gian đi bộ giúp người dân, du khách có nơi thoáng đãng để vui chơi, nghỉ ngơi hay để chiêm nghiệm những di tích, giá trị của lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, việc mở rộng được nhiều không gian đi bộ, dần dần Hà Nội sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với du khách. Tuy nhiên, cũng theo Kiến trúc sư Vũ Anh Việt, việc mở rộng không gian đi bộ phải tính toán sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

(Còn nữa)

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động