Nỗi lo sạt lở ven sông Bùi, sông Đáy

Kỳ cuối: Bảo đảm phòng chống lũ, an toàn tính mạng của nhân dân

Những năm gần đây, hiện tượng sói mòn và sạt lở xảy ra tại huyện Chương Mỹ cũng như một số địa phương các trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tình trạng sạt lở không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn đe dọa đến tính mạng hàng triệu người dân. Việc tìm giải pháp để hạn chế những thiệt hại và rủi ro do sạt lở, sụp lún đất là một yêu cầu cấp bách.    
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Người dân làng nghề giày da Phú Yên kêu cứu vì rác thải không được xử lý
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Trả lại không gian công cộng cho người dân
ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan Người dân thấp thỏm sống trong khu nhà cổ "chờ sập" giữa Thủ đô

Nỗ lực từ cơ sở

Thực tế những năm qua, khu vực ven sông Bùi, sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ thường xuyên xảy ra sự cố sạt lở. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi địa bàn này nằm trong vùng sỏi ong xen kẹp và trũng thấp. Điều này dẫn tới hiện tượng thẩm lậu, sạt trượt trên tuyến đê khi mực nước lên cao hoặc xuống thấp đột ngột.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Võ, cho biết, hiện nay xã không có điều kiện để đầu tư cải tạo nên phải kiến nghị với các cấp, Thành phố. Trước đó Thành phố cũng đã đầu tư để cải tạo đê điều, kè bờ ven sông. Năm nay, xã cũng tiếp tục có kiến nghị. “Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông cùng một số sở ban ngành của thành phố, huyện cũng đã về tiến hành kiểm tra thực trạng để có phương án”, ông Hưng cho biết.

ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan
Người dân sống ven sông chủ động trồng tre để ngăn ngừa một phần sụt lún khi mưa bão

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Văn Võ, tại địa phương, chính quyền các cấp cũng đã tập trung tuyên truyền người dân thấy được nguy hiểm và trách nhiệm của mình trong phòng chống thiên tai. Đồng thời, nhấn mạnh mỗi người dân phải có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ như: trồng tre, các loại cây khác ven bờ để giảm bớt xói mòn, sạt lở; tăng cường đắp bờ, ngăn nước; tại các vị trí sụt lún, dùng các chất thải xây dựng đổ xuống ven sông để làm giảm sói mòn.

Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã lên phương án khi mưa lũ xảy ra, các hộ nằm trong vùng nguy hiểm, cảm thấy không an toàn thì có thể chuyển các hộ vào trong trường học, nhà văn hóa hoặc chuyển sang xã Phương Trung (huyện Thanh Oai).“Xã Văn Võ đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, chủ động ngăn ngừa, ứng phó đến từng người dân góp phần giảm đáng kể hiện tượng sụt lở đất nhưng không thể triệt để được. Đây chỉ là giải pháp tại chỗ”, ông Hưng cho biết.

Về kế hoạch để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão sắp tới, xã Văn Võ tiếp tục tăng cường, duy trì thực hiện các biện pháp những năm cũ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cũng nhấn mạnh mong muốn kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành của thành phố quan tâm, đầu tư để kè ven sông, đảm bảo an toàn cho người dân. Bởi, có kè chắc chắn thì mới giữ được bền vững, không sụt lở mới yên tâm phát triển kinh tế được.

"Văn Võ là xã thuần nông, ngoài cấy lúa, các hộ thu nhập chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt. Chăn nuôi các hộ cũng dùng đất của hộ gia đình mình để làm chuồng trại nuôi trâu, bò, gà, vịt hoặc trồng bưởi. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay thì các hộ rất ngại để đầu tư vì có những năm đầu tư bị mất hết, mất cả gốc chứ chưa kể đến lãi. Mong mỏi của địa phương là sớm có đầu tư, chính quyền địa phương cũng yên tâm trong chỉ đạo điều hành và người dân yên tâm trong việc phát triển kinh tế", ông Hưng bày tỏ.

Cấp bách khắc phục sự cố

Trước diễn biến sạt lở xảy ra nghiêm trọng trên nhiều tuyến sông, vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ký ban hành các quyết định công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại Chương Mỹ cũng như một số địa phương khác.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương ngăn không cho người dân vào khu vực sạt lở; khoanh vùng phạm vi có nguy cơ sạt lở tiếp diễn, cắm biển cảnh báo để người dân biết, phòng tránh. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư, thực hiện các dự án xử lý cấp bách những sự cố sạt lở nêu trên, bảo đảm phòng chống lũ, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân ven sông.

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Chương Mỹ cũng đã tiến hành khảo sát mức độ nguy hiểm của các sự cố. Hiện, tại các vị trí bị sạt lở, cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã xử lý giờ đầu. Cắm biển cảnh báo nguy hiểm, đóng cọc tre, đắp bao tải cát, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên, thông tin kịp thời để chủ động ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

ky cuoi bao dam phong chong lu an toan tinh mang cua nhan dan
Huyện Chương Mỹ phối hợp với các cấp chính quyền cắm biển cảnh bảo tại những nơi có nguy cơ sạt lở

Ủy ban nhân dân huyện cũng đang phối hợp Sở Ngông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan chuyên môn liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão thực hiện xây dựng phương án, tổ chức xử lý giờ đầu, sẵn sàng ứng phó sự cố theo phương châm "4 tại chỗ", không để sự cố phát triển thêm, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các công trình đê điều và các hộ dân sinh sống trong các khu vực sạt lở.

Trên thực tế, không chỉ huyện Chương Mỹ mà tại một số nơi khác, tình trạng sạt lở ven sông vẫn đang diễn ra. Có thể kể đến, sạt lở bờ sông Đà qua địa bàn xã Thái Hòa (huyện Ba Vì) dài khoảng 655 m có nguy cơ ảnh hưởng đến 15 hộ dân sinh sống, hiện các vị trí sạt lở đang có xu hướng mở rộng và cách nhà dân 3-5 m gây nguy hiểm cho các hộ dân.

Tại bờ hữu sông Cà Lồ (huyện Đông Anh) từ đền Ba Voi đến cầu Phủ Lỗ cũng xuất hiện lún sụt ở bờ sông. Các công trình phụ của di tích đền Ba Voi cũng đã xuất hiện nhiều vết nứt xé, lún nền như: nứt, lún ở khu vực sân, các vết nứt trên tường…

Tình trạng sạt lở ven các tuyến sông trên địa bàn Hà Nội không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều cư dân ven sông, mà còn làm suy giảm năng lực phòng chống lũ của các tuyến đê. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi mùa mưa bão 2020 được đánh giá là sẽ diễn biến rất phức tạp, khó lường. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong thời gian tới, các cấp chính quyền phải có nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa để ngăn ngừa tình trạng sạt, lở xảy ra tại ven sông.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, hệ thống công trình đê điều của Hà Nội dày đặc. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hệ thống công trình đê điều trên địa bàn thành phố cơ bản bảo đảm phòng, chống lũ theo thiết kế. Tuy nhiên, hầu hết các công trình được xây dựng từ lâu, đến nay, đã xuống cấp. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dòng chảy của các sông thay đổi dẫn đến tình trạng bị xói lở nghiêm trọng, sạt trượt, tiềm ẩn các sự cố nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão…

Để khắc phục kịp thời các sự cố sạt lở, hư hỏng công trình đê điều, sạt lở bờ sông, bãi sông, theo đề xuất của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước mắt, đối với các sự cố sạt lở công trình, bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy… trên địa bàn các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thanh Oai các cấp, các ngành cần phải có phương án cụ thể, đề phòng các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra.

Tại các địa phương có công trình đê, kè xảy ra sự cố, các phòng, ban chức năng chủ động phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê trên địa bàn cắm biển cảnh báo sự cố, cảnh báo người dân trong khu vực biết để phòng tránh, hạn chế người dân qua tại khu vực xảy ra sự cố; đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến các sự cố để xử lý kịp thời.

Kim Tiến - Hữu Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn huyện Ứng Hòa: Nhiều hoạt động hướng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Công đoàn huyện Ứng Hòa: Nhiều hoạt động hướng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 25/2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ; triển khai đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng...
Sớm hoàn thành công tác sắp xếp để các cơ quan, đơn vị nhanh chóng đi vào hoạt động

Sớm hoàn thành công tác sắp xếp để các cơ quan, đơn vị nhanh chóng đi vào hoạt động

Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa 16 đã thành công tốt đẹp. Tại kỳ họp các đại biểu đã thảo luận, thông qua 10 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền.
Tiện ích toàn diện tại dự án King Crown Infinity

Tiện ích toàn diện tại dự án King Crown Infinity

Dự án King Crown Infinity tọa lạc tại đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tiện ích toàn diện và hạ tầng giao thông đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Đây là dự án được kiến tạo với mong muốn trở thành biểu tượng kiến trúc mới ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 cây cầu vượt sông Hồng gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, qua đó góp phần giảm áp lực giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh.
Lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến trong các lĩnh vực tài sản công, đầu tư công, đất đai

Lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến trong các lĩnh vực tài sản công, đầu tư công, đất đai

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập

Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động