Bí mật những đường dây đẻ thuê, mang thai hộ

Kỳ cuối: Cần thêm chế tài xử phạt thật nghiêm

(LĐTĐ) Núp dưới chiêu bài mang thai hộ để giúp những gia đình hiếm muộn hoàn thành ước mơ được làm cha, làm mẹ, nhiều đối tượng đã lợi dụng, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại nhằm trục lợi. Loại tội phạm mới này đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, song theo các chuyên gia để ngăn chặn triệt để hình thức phạm tội này vẫn cần thêm các chế tài xử lý khác.
Kỳ 1: Những thủ đoạn tinh vi, phi nhân tính

Hành vi bị nghiêm cấm

Luật sư Phạm Hải Long - Văn phòng Luật sư Quốc Thái nhận định, hiện nay, dưới chiêu bài mang thai hộ, giúp đỡ các gia đình hiếm muộn thực hiện ước mơ trở thành cha mẹ, nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thậm chí thành lập các đường dây mang thai hộ đa quốc gia để trục lợi. Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là một quy định mang tính nhân văn cao, tạo cơ hội cho nhiều người trở thành cha mẹ. Tuy nhiên, pháp luật cũng đã quy định rõ việc mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị nghiêm cấm.

Kỳ cuối: Cần thêm chế tài xử phạt thật nghiêm
Hiện nay nhiều đường dây mang thai hộ đã bị Công an thành phố Hà Nội triệt phá.

Cụ thể, quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.

Theo khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác. Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Cũng theo Luật sư Phạm Hải Long, chế tài đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay đã rõ. Theo đó, hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị cấm theo điểm g, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau: Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm theo Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Đối với 2 người trở lên; phạm tội 2 lần trở lên; lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành

Cũng theo Luật sư Phạm Hải Long, mặc dù quy định pháp luật rất rõ ràng, tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều người lợi dụng sơ hở của pháp luật để tổ chức mang thai hộ vì mục đích kinh tế trái luật, thậm chí có những đối tượng đã bất chấp quy định còn hình thành đường dây có tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại vẫn tiếp diễn trong thời gian qua là do chế tài đối với loại tội phạm này còn khá nhẹ và chưa chặt chẽ, khó đủ sức răn đe. Trong khi đó, trong xã hội có cầu, ắt có cung nên sẽ khó hạn chế được tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại khi mà mức xử phạt đối với loại tội phạm này còn quá thấp.

“Do vậy, theo tôi, để ngăn chặn triệt để hành vi mang thai hộ bất hợp pháp rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành. Đồng thời, pháp luật cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn cũng như đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân đối với loại tội phạm này”, Luật sư Phạm Hải Long nhấn mạnh.

Trên thực tế, về việc đấu tranh với các ổ nhóm tội phạm mang thai hộ, lực lượng chức năng cũng đang kiến nghị có những quy định, quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an và ngành Y tế để trao đổi thông tin. Khi có những nghi ngờ về mang thai hộ vì mục đích thương mại thì lực lượng y tế và công an sẽ có sự trao đổi, trên cơ sở thông tin để cùng nhau xác minh, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật này.

Nói về quan điểm này, Thiếu tá Hoàng Văn Hùng, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an thành phố Hà Nội) cho rằng, mang thai hộ vì mục đích thương mại, bản chất xuất phát là từ những nhận thức lệch chuẩn của người có nhu cầu mang thai hộ. Do pháp luật của Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên các đối tượng đã lợi dụng các kẽ hở pháp luật để trục lợi.

“Để có giải pháp, biện pháp hữu hiệu, tôi cho rằng, ngoài việc sửa đổi hoàn thiện về luật, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền để giáo dục chung đến người dân. Các cơ sở khám chữa bệnh cần có thông tin và xác minh kỹ hơn nữa khi tiếp nhận hồ sơ mang thai hộ và nhận mang thai hộ”, Thiếu tá Hoàng Văn Hùng cho hay./.

Hiện nay, các lực lượng chức năng cũng đã có nhiều động thái mạnh mẽ trong việc phòng, chống mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, Công an thành phố Hà Nội cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống từ cơ sở đến nhận thức của các chiến sĩ trong đơn vị, người dân để nâng cao ý thức cảnh giác chung.

Trong năm 2021, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại. Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ đạo cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm túc quy định về vấn đề này. Định kỳ tổ chức rà soát, cập nhật các quy trình chuyên môn kỹ thuật, quy trình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản…

Minh Phương – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động