Hà Nội chung sức, đồng lòng, không để ai bị bỏ lại phía sau

Kỳ cuối: Lan tỏa những điều tốt đẹp

(LĐTĐ) Có người đã từng ví von, đại dịch Covid-19 như cuộc "sát hạch" đối với văn hóa ứng xử của mỗi người, mỗi cộng đồng trong toàn xã hội. Điều này hẳn nhiên đúng, bởi không nói đâu xa, ngay tại Hà Nội có thể dễ dàng thấy những lá rách ít luôn sẵn lòng đùm lá rách nhiều để không ai bị bỏ lại phía sau. Hơn hết, sau thiên tai, dịch họa… những giá trị về văn hóa mà cha ông ta để lại cho lớp cháu con về tình yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, tính cộng đồng lại được tỏa sáng.
ky cuoi lan toa nhung dieu tot dep Kỳ 2: Thắp lên niềm tin cho người lao động
ky cuoi lan toa nhung dieu tot dep Hà Nội chung sức, đồng lòng, không để ai bị bỏ lại phía sau

Yêu thương đong đầy

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội không thiếu những câu chuyện đầy xúc động về tình người trong đại dịch. Đó là tấm gương những nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện hết lòng làm việc nghĩa. Nhiều doanh nhân, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà văn, nhà báo... trên địa bàn thành phố hưởng ứng chiến dịch thiện nguyện hết sức tích cực. Họ chủ động quyên góp, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh, góp phần lan tỏa “ngọn lửa” nghĩa tình tỏa đi muôn nơi.

Tấm lòng thơm thảo xuất hiện đông đảo trong cộng đồng, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, giới tính. Ai cũng mong muốn đóng góp công sức dù nhiều, dù ít cho “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh.

Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Hữu Phượng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ I Hà Tây, cho biết, ở công ty, bên cạnh công tác chăm lo đời sống, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp còn chủ động quyên góp số tiền 100 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đáng mừng là, từ Ban lãnh đạo công ty đến công nhân lao động đều xác định đây là nghĩa cử lớn, và đều bày tỏ mong muốn góp một phần sức lực để đẩy lùi dịch bệnh.

ky cuoi lan toa nhung dieu tot dep
Trao hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Đinh Luyện)

Ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết, với các cấp công đoàn ngành bên cạnh đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, dù công nhân viên chức lao động còn khó khăn song khi nhận được phát động từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tất thảy đều đồng lòng trích ra một ngày lương hỗ trợ công tác chống dịch. Không chỉ thế, nhiều đoàn viên, người lao động còn ủng hộ thêm bằng nhiều phương cách khác nhau như nhắn tin ủng hộ đến tổng đài 1407; ủng hộ trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; ủng hộ bằng vật chất (khẩu trang, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn...).

Ở góc độ lan tỏa yêu thương khác, không ít những giọt máu nghĩa tình trong mùa dịch đã được trao đi, góp phần trao truyền sức sống cho những mảnh đời kém may trong cơn dịch bệnh. Có mặt tại “Ngày hội hiến máu tình nguyện” với chủ đề hiến máu cứu người – xin đừng thờ ơ do Hội chữ thập đỏ phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương, Hội nông dân và 4 phường Lê Lợi, Trung Hưng, Phú Thịnh, Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) tổ chức mới thấy sự nhiệt tâm, nhiệt tình của những tấm lòng cao cả.

"Không thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nét Tràng An ấy đã từ rất lâu được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội đầy văn hóa. Nhiều lần tôi cứ suy tư, liệu có phải nét đẹp văn hóa của người Hà Nội chỉ còn là quá khứ một thời, niềm tự hào không chỉ của riêng con người mảnh đất kinh đô mà của cả dân tộc giờ đã thành ký ức, để mỗi khi nhắc nhớ về nó, ta không khỏi chạnh lòng luyến tiếc.

Cho đến một ngày, khi mọi thứ chao đảo vì dịch Covid-19 thì dường như những giá trị của con người nơi mảnh đất Kinh kỳ lại được tỏa sáng... Trong những biến động, người nghèo, những người yếu thế, kém may không hề đơn độc. Họ luôn nhận được sự bao bọc trong sự sẻ chia, quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Qua gian nan mới thấy, tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của người Hà Nội càng sáng rõ.

Tại đây, gần 500 hội viên nông dân và tình nguyện viên tham gia hiến máu. Chị Phạm Hải Yến - một tình nguyện viên tham gia hiến máu đến từ phường Ngô Quyền cho biết: Trước đây cũng chưa từng tham gia hiến máu lần nào nhưng thời gian gần đây, qua báo chí biết lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang rất khan hiếm, nên từ Tết chị đã có ý định đi hiến máu nhưng chưa thực hiện được.

Chị đọc được thông tin kêu gọi hiến máu do bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội nên chủ động gọi điện đăng ký trước với Hội chữ thập đỏ thị xã với mong muốn góp một chút sức lực nhỏ bé cứu chữa cho những người bệnh đang ngày đêm điều trị. Không chỉ vậy, chị còn vận động được thêm 2 người bạn cùng tham gia chương trình.

Những hành động đẹp, đượm tính nhân văn dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng đã thực sự truyền thêm sức mạnh, cảm hứng lạc quan tin tưởng về những gì tốt đẹp ở đời, về lòng nhân ái được trao truyền, gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ, càng tỏa sáng trong những hoàn cảnh vất vả, gian nan.

Trong gian khó toát lên “chất” Hà Nội

Đây là những đúc kết, sẻ chia về những nghĩa cử trong mùa dịch của PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng. Theo PGS. TS Bùi Thị An nhận định, việc Nhà nước, chính quyền Hà Nội nỗ lực vào cuộc giải quyết các vấn đề an sinh cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đầy rẫy khó khăn là những hành động, quyết sách rất kịp thời và đầy tính nhân văn. “Những gói cứu trợ an sinh, cây ATM gạo… thể hiện cho việc chúng ta đã huy động được tổng lực cả xã hội cùng vào cuộc” - PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Có mặt kịp thời lúc người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cần, trao cho họ món quà ấm áp nghĩa tình là những việc làm thấm đượm tinh thần tương thân, tương ái mà các cấp của thành phố Hà Nội đã làm được trong những ngày qua. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là ví dụ.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh, dịch bệnh Covid- 19 diễn biến nhanh, phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân, trong đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân lao động.

ky cuoi lan toa nhung dieu tot dep
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Phạm Bá Vĩnh trao quà cho những giáo viên mầm non có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hoàng Mai.

Tại Hà Nội, thống kê chưa đầy đủ của các cấp Công đoàn Hà Nội, tính tới thời điểm hiện nay đã có 4.026 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19; trong đó có 980 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, với 147.473 công nhân lao động bị ảnh hưởng, có 18.819 công nhân lao động bị mất việc làm và có 128.654 công nhân lao động thiếu việc làm…

Với trách nhiệm, tình cảm của mình, Liên đoàn lao động Thành phố đã xây dựng kế hoạch chăm lo cho người lao động, qua đó rà soát và tiến hành trao quà hỗ trợ cho những đối tượng là công nhân viên chức lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Những món quà dù không lớn nhưng là tình cảm, sự quan tâm của các cấp công đoàn Thủ đô đối với người lao động. Hy vọng trong thời gian tới, đoàn viên, người lao động sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng gia đình vượt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất…” - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội chia sẻ.

Hàng nghìn suất quà, những lời động viên, sẻ chia của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tại khắp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã góp phần xoa dịp những khó khăn, thắp lên niềm tin vào cuộc sống cho người lao động. Đồng chí Phạm Bá Vĩnh nhấn mạnh, dù khó khăn còn nhiều, nhưng tổ chức Công đoàn Thủ đô đã, đang và sẽ luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động vượt qua mọi khó khăn.

Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta - tất thảy những người sống tại Hà Nội cần và cần phát huy. Là đất kinh kỳ, là Thủ đô nên trong hơn ngàn năm lịch sử của mình, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ cư dân khắp các vùng miền.

Người Thăng Long - Hà Nội luôn có ý thức cưu mang, đùm bọc lẫn nhau cùng làm ăn, sinh sống trong một cộng đồng đoàn kết, chặt chẽ. Truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” từ đó hình thành và tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho đến nay. Những người có điều kiện luôn sẻ chia, giúp đỡ những người nghèo khó, nhiều người dù chưa khá giả cũng sẵn lòng chia sẻ với những người nghèo khó hơn mình.

Những việc làm ấm áp tình người của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân thực sự là những sẻ chia đầy "chất" Hà Nội. Những nghĩa cử càng trở nên trân quý và ý nghĩa trong bối cảnh toàn thành phố đang tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đinh Luyện - Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động