Kỳ cuối: Người dân phải thật sự là chủ thể phòng, chống dịch
Kỳ 3: Tiếp tục duy trì các “pháo đài” để giữ vững “vùng xanh” an toàn Kỳ 2: Các huyện “vùng xanh” nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới Kỳ 1: Góc nhìn từ quận trung tâm của Thủ đô |
Thực hiện sống chung có hiểu biết
Thực tế cho thấy, sau khi đa số người dân trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin và số ca bệnh trong cộng đồng không còn nhiều, việc nới lỏng sau thời gian dài giãn cách xã hội tại Hà Nội là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều người dân đã khá chủ quan, quên rằng cuộc sống đang chuyển sang “trạng thái "bình thường mới”, chứ không phải “bình thường” như trước kia, và Thành phố vẫn đang áp dụng Chỉ thị 22/CT-UBND để phòng, chống dịch.
Chị Nguyễn Thị Thủy, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa, chia sẻ, chị thấy lo lắng khi nhiều người quá hồn nhiên, đưa con đi chơi Trung thu trên nhiều đường phố đông kín người, mà quên mất gần 2 tháng qua phải ở trong nhà để chống dịch.
“Tôi thấy giật mình vì nhiều người quá chủ quan, lơ là, nếu trong đám đông đó không may có ca F0 thì vô cùng nguy hiểm. Tôi mong mọi người nâng cao ý thức phòng, chống dịch hơn nữa, không vì niềm vui, sở thích cá nhân mà ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Ai cũng sợ giãn cách, sợ phong tỏa mà lại không chủ động phòng, chống thì làm sao cuộc sống trở lại bình thường được”, chị Thủy bày tỏ.
Người dân xếp hàng đảm bảo khoảng cách khi mua phở trên phố Liễu Giai, Ba Đình. |
Còn anh Nguyễn Văn Hoàn, trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm cho biết, anh thường xuyên theo dõi thông tin thời sự về dịch bệnh, thực tế hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh và lây lan nhanh chóng ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là sự cảnh tỉnh cho những nơi khác.
“Nhà nước đã xác định chống dịch như chống giặc, nên mỗi người dân đều phải có trách nhiệm. Trước hết, mỗi người phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, nhất là khi tham gia các hoạt động công cộng”, anh Hoàn nói.
Tại Hội nghị Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam - giáo sư (GS) Nguyễn Anh Trí đã kiến nghị một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay. Trong đó, ông đề xuất “cần tổ chức để người dân phải thật sự là chủ thể để phòng, chống dịch”.
“Đây là cuộc chiến tranh chống lại một loại giặc dịch rất khó khăn, ác liệt. Vậy phải toàn dân tham gia mới thành công được. Cần làm mọi cách để người dân hiểu, biết, tin và đồng hành cùng làm. Từ đó nhân dân đồng lòng, chủ động, tích cực, nghiêm túc tham gia tất cả các hoạt động chống dịch”, GS Nguyễn Anh Trí nói.
Đồng thời, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền - đặc biệt ở cấp phường/xã; thôn/khu phố, thậm chí là ngõ phố, cụm dân cư tham gia vào hoạt động chống dịch. Cần tạo ra sự bình tĩnh, đồng lòng và quyết tâm chống dịch ngay trong cộng đồng nhân dân đó vì chỉ có người dân trong từng cộng đồng cụ thể vào cuộc thì chống dịch mới hiệu quả.
Phải đảm bảo an toàn nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng cần linh hoạt, hợp lý để thực hiện 2 mục tiêu “chống dịch và đảm bảo các hoạt động kinh tế”; thực hiện sống chung có hiểu biết, bình tĩnh, chủ động và linh hoạt.
Theo GS Nguyễn Anh Trí, khi người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, xét nghiệm kháng thể đủ để phòng nhiễm SARS-CoV-2, thì cho trở lại sinh hoạt bình thường, đi hoặc đến thì không cần cách ly 14 ngày nữa, nhưng vẫn phải tiếp tục việc đeo khẩu trang và sát khuẩn, vẫn thực hiện giãn cách hợp lý ở những nơi quá đông người như sân vận động, các hội trường lớn...
Nhiều cửa hàng tạp hóa trên phố Tứ Liên, Tây Hồ làm "hàng rào" để giữ khoảng cách khi bán hàng. |
Nới lỏng giãn cách nhưng siết chặt ý thức
Dưới góc nhìn của một người từng nhiều năm làm công tác y tế dự phòng, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, để phòng, chống dịch hiệu quả, cần thực hiện nghiêm hành vi bảo vệ cá nhân theo hướng người nào phải tự bảo vệ người ấy, mỗi 1 người là “vùng xanh” của chính mình.
“Trong thời điểm hiện nay khi nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì sự cẩn trọng của từng cá nhân là quan trọng. Cá nhân không tự bảo vệ thì không bao giờ chống dịch được. Quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân”, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga nói.
Nhiều chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, mọi người cần tự lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy có những biểu hiện khác thường về sức khỏe như ho, sổ mũi, có triệu chứng cúm, hoặc thấy bản thân mình có nguy cơ lây nhiễm… thì đến bệnh viện khám, xét nghiệm ngay. Đồng thời, khi có triệu chứng thì phải cách ly với người khác, kể cả những người đã tiêm rồi vẫn nên cách ly với người khác, cả ở nơi làm việc lẫn trong gia đình, để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Từ thực tế phòng, chống dịch tại địa bàn từng có các ca F0, khu dân cư bị phong tỏa, ông Nguyễn Đức Tiến - Chủ tịch UBND phường Phúc La, quận Hà Đông cho rằng, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, hiểu biết, tự giác phòng, chống dịch là một trong các giải pháp quan trọng nhất hiện nay ở mỗi xã, phường.
Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm Lê Khánh Giang cũng nhìn nhận, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền. Dù thực tế đã tuyên truyền, người dân đã biết, nhưng theo bà Giang, để người dân thực sự đồng thuận, tự giác chấp hành thì phải tuyên truyền mạnh hơn nữa.
Để phòng, chống dịch, chính quyền có thể thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền, nhắc nhở, rồi mạnh hơn là xử phạt các vi phạm, nhưng “tiếp thu” và chấp hành đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người dân.
Rõ ràng, chúng ta không thể quay về thời kỳ “zero Covid”, mà xác định phải “sống chung an toàn với Covid”. Và để “sống chung an toàn”, đòi hỏi mỗi người đều phải nâng cao hiểu biết, thường xuyên có ý thức phòng, chống dịch để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42