Kỷ niệm 59 năm giải phóng Thủ đô 10/10: Hà Nội rơi lệ vì Đại tướng qua đời
59 năm sau (10/10/2013), Hà Nội có nhiều chương trình để kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long vừa có những chia sẻ về việc này.
- Những ngày này, người dân cả nước đang đau buồn tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Kế hoạch kỷ niệm 59 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10 có gì khác so với những năm trước?
Ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội |
Về cơ bản, các chương trình để kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10 vẫn diễn ra. Dù chưa chính thức đến ngày Quốc tang (ngày 12 và ngày 13/10/2013, nhưng thực hiện đúng chỉ đạo), Hà Nội đã dừng hết tất cả các hoạt động vui chơi, giải trí.
Mọi chương trình sẽ cắt phần văn nghệ chào mừng. Nhiều hoạt động khác cũng đã thay đổi, bị hoãn. Chẳng hạn, việc khánh thành trung tâm phát sóng của Đài phát thanh, truyền hình Hà Nội cũng tạm dừng.
- Những chương trình nào không thể bỏ qua dịp 10/10, thưa ông?
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về chủ trương tiết kiệm nhất là trong năm lẻ (59 năm), thành phố gần như không tổ chức hoạt động nào có quy mô lớn nhân dịp kỷ niệm 10/10.
Chủ yếu là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và các hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt, vinh danh công dân ưu tú. Ngoài ra, còn có hoạt động biểu dương điển hình trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Trong những năm qua, ông nhận thấy Hà Nội đã có những bước phát triển như thế nào?
Chắc chắn mỗi người dân ở thủ đô đều nhận thấy rất rõ sự đổi khác đó, đặc biệt trong những năm gần đây. Bộ mặt của thủ đô từ văn hóa, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng tới kinh tế... thời gian qua đã có nhiều đổi khác.
Ở lĩnh vực kinh tế, dù gặp rất nhiều khó khăn, chưa đạt được các chỉ tiêu đặt ra do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2012, thậm chí do thiên tai, dịch bệnh..., nhưng so với điều kiện, hoàn cảnh thì Hà Nội vẫn đạt được những thành quả đáng mừng. Đó là một sự cố gắng rất lớn của người dân cả nước.
Hiện tại, thủ đô đang phát triển theo quy hoạch chung và hứa hẹn sẽ trở thành thành phố hiện đại, văn minh hơn trong tương lai.
- Theo ông thành tích đáng mừng nhất của thủ đô sau từng ấy năm xây dựng và phát triển là gì?
Cũng khó để nói về vấn đề này bởi ở mọi lĩnh vực đều có các bước tiến lớn. Tôi cho rằng thành tích đáng mừng nhất là Hà Nội ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình là thủ đô của cả nước gần trăm triệu dân – Việt Nam.
Ngay cả trên trường quốc tế, Hà Nội cũng vươn xa. Đặc biệt sau 1000 năm Thăng Long, Hà Nội nhận được nhiều danh hiệu không chỉ từ Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước mà còn của cả nhiều nước trên thế giới. Gần đây nhất là bình chọn của các tổ chức uy tín ở nước ngoài rằng Hà Nội là thành phố yên bình, an toàn, tiên tiến...
- Vào ngày 10/10, lãnh đạo thành phố Hà Nội có gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, tri ân những người đã có công giải phóng thủ đô 59 năm trước không?
Từ nhiều năm nay, thành phố luôn có chính sách đó.
- Mục tiêu của Hà Nội từ giờ tới dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/2014) là gì?
Thành phố sẽ cố gắng đạt các chỉ tiêu đã đề ra để thủ đô ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.
- Hiện tại, công tác chuẩn bị cho đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Hà Nội đến đâu rồi thưa ông?
Hiện lượng người từ khắp các tỉnh thành tới thăm nhà Đại tướng rất đông và có vẻ như ngày càng đông. Thành phố cũng như gia đình Đại tướng sẽ cố gắng đón tiếp chu đáo nhất có thể.
- Xin cảm ơn ông!
Không lâu sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, lãnh đạo Hà Nội đã có chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, triển khai phương án ứng trực y tế, bố trí các điểm trông giữ xe miễn phí tại khu vực Hoàng Diệu – nơi nhân dân đến dâng hương, tưởng niệm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện tại, thành phố đang triển khai các công việc chuẩn bị phục vụ lễ tang cố Đại tướng. |
Nguồn VTC news
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôNên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 14/11/2024 12:15
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)
Sự kiện 14/11/2024 09:57
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 13/11/2024 19:59
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận
Sự kiện 13/11/2024 16:28
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
Sự kiện 13/11/2024 14:35
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Sự kiện 13/11/2024 14:10
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công
Sự kiện 13/11/2024 14:06
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024
Sự kiện 13/11/2024 14:02