Kỹ thuật truyền ối: Tăng cơ hội cứu sống thai nhi từ trong bụng mẹ
Liên quan đến kỹ thuật mới này, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim chia sẻ với phóng viên về kỹ thuật truyền ối. |
PV: Xin bác sĩ cho biết tình trạng thai phụ như nào được chẩn đoán là thiểu ối?
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim: Trước tiên, mọi người cần hiểu nước ối là dung dịch bao quanh thai nhi, đóng vai trò như một môi trường chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng; đồng thời nó cũng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho thai nhi. Nước ối trong là dấu hiệu thai nhi phát triển ổn định và tử cung người mẹ khỏe mạnh.
Còn thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường theo tuổi thai. Có tới 4-5% sản phụ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiểu ối. Trong các thai kỳ thể tích nước ối khác nhau. Cụ thể, khi thai được 10 tuần sẽ có khoảng 30ml, khi thai được 34-36 tuần khoảng 1000ml, khi thai được 40 tuần, sẽ giảm còn 800ml.
Nếu trong quá trính đi khám thai từ tuần thứ 8 đến tuần 40 các bác sĩ luôn có động tác quan sát nước ối cho thai nhi và đánh giá các tình trạng khác của thai. Nếu nước ối bị ít đi, hoặc bị thiếu bác sĩ có thể đánh giá bằng việc siêu âm rất rõ. Cụ thể, việc chẩn đoán bằng siêu âm sẽ biết thai phụ bị thiểu ối nếu chỉ số ối <50mm hoặc góc ối sâu nhất <20mm. Thiểu ối nặng khi góc ối sâu nhỏ nhất nhỏ hơn 10mm.
PV: Vậy đâu là nguyên nhân gây thiểu ối cho thai phụ thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim: Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiểu ối, là do mẹ và do thai nhi. Trong đó, nguyên nhân do mẹ bị rỉ ối hoặc vỡ ối, khiến cho nước ối ra ngoài theo đường âm đạo làm giảm nước ối trong tử cung. Hoặc do mẹ có một số bệnh lý làm cho quá trình sản xuất nước ối trong bào thai bị ít dần đi, làm nước ối cũng giảm.
Còn nguyên nhân do phía thai, nặng nhất thường là do thận của thai nhi không có, hoặc có nhưng không hoạt động làm cho quá trình tạo nước ối giai đoạn phát triển thai nhi không có. Tuy nhiên, cũng có tới 30% thiểu ối vẫn chưa rõ nguyên nhân. Những trường hợp này vẫn đang được xem xét và nghiên cứu thêm.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện kỹ thuật truyền ối cho sản phụ. |
PV: Vậy kỹ thuật truyền ối là gì thưa bác sĩ và thai phụ cần lưu ý điều gì khi quyết định thực hiện kỹ thuật này?
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim: Thiểu ối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Nặng nề nhất là gây thiểu sản phổi thai nhi, khiến em bé khi ra đời suy giảm chức năng hô hấp; thai nhi chậm phát triển, không đủ cân như những em bé bình thường; thai nhi có thể bị biến dạng mặt, chân tay, thậm chí là lồng ngực, ổ bụng, cột sống; ngôi thai bất thường gây ra tình trạng lưu thai.
Trước kia, thiểu ối không có điều trị đặc hiệu, thông thường bác sĩ chỉ hướng dẫn cho thai phụ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, thậm chí là có một số biện pháp truyền dịch ở tĩnh mạch mẹ… mong lượng dịch trong cơ thể mẹ tăng là nước ối tăng lên. Thực tế hiệu quả những phương pháp này chưa hẳn là cao như mong muốn. Vì thế, đa số các bác sĩ khuyên chủ động đình chỉ thai nghén trước khi đứa bé chết lưu trong cơ thể người mẹ.
Bởi vậy, với những trường hợp bị thiểu ối, hiện Bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật truyền ối, nhằm cứu được các em bé, kéo dài thời gian mang thai và tránh được những dị tật không mong muốn mà thiểu ối gây ra. Hiện tại, kỹ thuật truyền ối đang được trực tiếp 2 chuyên gia thực hiện là PGS. TS Nguyễn Duy Ánh Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm.
Trong đó, truyền ối thực chất là truyền dịch bù ối. Đây là kỹ thuật đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồn ối, để tăng thể tích nước ối cho bào thai. Tuy nhiên, với kỹ thuật này thiểu ối và màng ối của thai phụ phải còn nguyên vẹn và tuổi thai trong khoảng 16 – 32 tuần. Việc truyền ối sẽ không thể thực hiện được với một số trường hợp thai nhi nhỏ hơn 16 tuần tuổi; chống chỉ định ối nhỏ hơn 25mm. Thai phụ bị rỉ ối, vỡ ối non hay thai dị dạng, nhiễm trùng cấp.
PV: Tính đến thời điểm hiện tại Bệnh viện đã thực hiện ca thiệp truyền ối được cho bao nhiêu ca thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim: Bệnh viện bắt đầu thực hiện kỹ thuật này từ tháng 10/2019. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đã can thiệp được hơn 10 trường hợp thai phụ thiểu ối, nhiều trường hợp đang tiếp tục được theo dõi. Đáng nói, những ca đã thực hiện kỹ thuật truyền ối tại Bệnh viện đều là những ca đã có chỉ định đình chỉ thai ở các cơ sở y tế khác. Thai phụ và gia đình đều rất buồn và vô vọng. Nhưng với kỹ thuật truyền ối tại Bệnh viện, như là tia hy vọng giúp họ níu giữ con chào đời.
Trong đó có hai ca đủ tháng đến kỳ sinh nở. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân N.T.H (quê Hà Nam) - bệnh nhân đầu tiên thực hiện kỹ thuật truyền ối tại Bệnh viện ở tuần thứ 24. May mắn, với một lần truyền ối duy nhất, cùng với nỗ lực chăm sóc dưỡng thai của cả gia đình, sau đó thai phụ đã sinh được bé trai hoàn toàn khỏe mạnh ở tuần thứ 35.
Điều đáng mừng, em bé sinh ra không hề bị bất cứ một dị tật nào, phát triển hàng tháng đều đặn như một đứa trẻ đủ ối bình thường. Hạnh phúc khi sinh con khỏe mạnh, hàng tháng bệnh nhân này vẫn gửi những bức hình con xinh xắn cho các bác sĩ của Trung tâm như một lời cảm ơn chân thành.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim và sản phụ H sau truyền ối. |
PV: Đây là một kỹ thuật mới, vậy những khó khăn khi triển khai kỹ thuật này là gì thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim: Kỹ thuật truyền ối được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm. Bác sĩ sẽ xuyên kim nhỏ vào khoang tử cung. Sau đó thai phụ sẽ được bơm dịch đẳng trương vào buồng ối cho đến khi mức nước ối bình thường. Sau khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn trạng mẹ, siêu âm thai, xét nghiệm máu. Sau 2 ngày ổn định thì thai phụ sẽ được ra viện.
Nếu sau khoảng 1- 2 tháng nếu bệnh nhân lại có dấu hiệu thiểu ối, thì có thể được chỉ định truyền ối trong điều kiện cho phép và quá trình đó được duy trì đến khi thai có khả năng nuôi được.
Tuy kỹ thuật truyền ối không khó khăn, nhưng là thủ thuật yêu cầu đảm bảo vô trùng tuyệt đối và kỹ năng đưa kim vào buồng ối cần có chuyên môn, kỹ năng cao mới thực hiện được. Bởi vì em bé đã bị bó trong buồng ối như là mặc một chiếc áo chật rồi, thì đường đưa kim vào phải chọn đường khe ối chọc không gây tổn thương cho thai nhi.
Và kỹ thuật truyền ối là kỹ thuật mới, nhất là những ca đầu thực hiện, thai phụ và gia đình còn phải phân vân và cân nhắc nhiều trước khi thực hiện. Thậm chí nhiều gia đình quyết định muộn khiến cho thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm hơn và bác sĩ vất vả hơn trong quá trình thực hiện thủ thuật.
Thời gian tới, Bệnh viện cũng mong muốn chuyển giao kỹ thuật mới này tới các đơn vị khác, vì đây là kỹ thuật nhân văn vì cộng đồng. Hiện nay, nếu các tỉnh đều thực hiện được kỹ thuật này, thì bệnh nhân sẽ không phải đi xa mà vẫn có cơ hội cứu thai bị thiểu ối.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Hiện nay, đã có nhiều em bé được chào đời khỏe mạnh nhờ truyền ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thai phụ có hiện tượng thiểu ối hãy tới Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh - phòng 220 nhà B - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 929 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội để được tư vấn khám và điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00