Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024):

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm qua, những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn để lại cho lớp lớp người Hà Nội nhiều cảm xúc khó tả.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng

Trong ngày thu tháng 10 hướng về sự kiện lớn, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đại tá, TS. Lê Thanh Bài cho hay thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; quân và dân Thủ đô Hà Nội đã anh dũng vùng lên, chủ động nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng vũ trang vũ trang Thủ đô đã viết nên bản hùng ca Mùa đông 1946. Thắng lợi của lực lượng vũ trang Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu cũng là thắng lợi của quân đội cách mạng. Chiến công trên đường phố Thủ đô đã tiếp thêm tinh thần, ý chí cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu, giành thắng lợi từng bước để đi đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện cảnh đoàn quân chiến thắng trở về ngày 10/10/1954 rợp cờ hoa.

Cuối năm 1949 đầu năm 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta “thoát khỏi vòng vây quân thù”, mở đường giao lưu quốc tế.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, đến giữa năm 1951, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy đã có 5 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh, pháo binh. Đó là sự lớn mạnh cả về quy mô và khả năng tác chiến; đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, mở được những chiến dịch tiến công. Trong vòng 6 tháng, từ ngày 25/12/1950 đến ngày 20/6/1951, ta đã mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (12/1950); chiến dịch Hoàng Hoa Thám (3/1951); chiến dịch Quang Trung (5/1951). Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9 năm 1953 Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá, TS. Lê Thanh Bài khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nỗ lực chiến tranh cao nhất của Pháp được Mỹ giúp sức để tạo nên bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải chấp nhận đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiệp định Giơnevơ được ký kết đã buộc thực dân Pháp phải rút quân ra khỏi Đông Dương, Hà Nội - cùng với miền Bắc, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được giải phóng.

“Ngày 10/10/1954, đoàn quân ra đi từ những ngày Toàn quốc kháng chiến hân hoan trở về trong sự chào đón của đồng bào Thủ đô. Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng. Đó là kết quả của chặng đường chiến đấu gian khổ, hy sinh, vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng, lấy chiến trường làm nơi rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ tác chiến tiến tới đánh bại các âm mưu, kế hoạch của kẻ thực dân xâm lược”, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài nói.

Ký ức một thời hào hùng

Trong ký ức của các cựu chiến binh tham gia Đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô 70 năm về trước, vẫn nguyên vẹn niềm tự hào và sắt son niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, cũng như sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) bồi hồi nhớ lại ngày trở về Thủ đô.

Đến thăm và trò chuyện với cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308), ông vẫn vẹn nguyên sự bồi hồi.

Theo lời kể của cựu chiến binh Lê Văn Tính, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, ông được theo Đại đội trưởng Nguyễn Đình Phòng về Đền Hùng gặp Bác Hồ giao nhiệm vụ “tiếp quản Thủ đô” cho Sư đoàn 308.

Lần đầu gặp, Bác ân cần dặn dò: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng âm mưu phá hoại của địch, đấu tranh giữ được nguyên vẹn điện, nước, bệnh viện, trường học, nhà cửa, đường sá… để ta dùng. Các chú phải luôn giữ kỷ luật nghiêm minh, giữ gìn phẩm chất cách mạng. Các chú phải luôn đoàn kết, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước, phản bác những luận điệu sai trái, phản động của kẻ thù”.

Đến 5 giờ sáng 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa. Từ 5 cửa ô, đoàn quân trùng trùng tiến về. Trung đoàn Thủ đô cùng các đơn vị với tư thế của người chiến thắng, đội ngũ chỉnh tề hùng dũng tiến vào giải phóng Thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân Hà Nội.

Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, cựu chiến binh Lê Văn Tính không khỏi xúc động: “5 giờ sáng 10/10/1954, rời làng Phùng, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề theo đường 32 tiến về Hà Nội. Qua Cầu Diễn hiện ra trước mặt một rừng cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu, nhiều nhất là “Hồ Chí Minh muôn năm”. Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua. Những ánh mắt ướt lệ, những cánh tay giơ ra như muốn ôm chặt lấy người thân xa lâu ngày gặp lại, khó nén khỏi xúc động dâng trào, nhất là những chiến sĩ đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” giữ Hà Nội, ra đi từ ngày đầu kháng chiến nay mới trở về.

Đi qua các đường phố đến Hồ Gươm, về chợ Đồng Xuân, phố phường đang có lệnh giới nghiêm, nhưng nhà nào cũng mở cửa, mọi người vui mừng, phấn khởi vẫy tay chào bộ đội đi qua, chúng tôi vào thành lối Cửa Đông”.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô.

Theo hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Văn Tính: “Tiến hành quân quản trong một thời gian ngắn, phố phường ngày càng nhộn nhịp, sinh hoạt trở lại bình thường. Những ngày đầu, chúng tôi từng tổ 3 người vào từng nhà thăm hỏi, nói chuyện, giải đáp những vướng mắc cho nhân dân, được mọi người, mọi nhà tiếp đón vui vẻ. Ban đêm, chúng tôi tổ chức biểu diễn ca múa nhạc ở các nơi công cộng, vườn hoa, được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình”.

Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô. Ông Niết cho hay, Tiểu đoàn Bình Ca vinh dự là đơn vị bộ đội đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô là sự trùng hợp lịch sử hiếm thấy, bởi đây chính là đơn vị đầu tiên được lệnh rút khỏi Thủ đô hồi đầu kháng chiến toàn quốc (năm 1947).

Các cựu chiến binh Tiểu đoàn Bình Ca rất tự hào về đơn vị mình là nhân chứng lịch sử của hai đầu sự kiện: “Ra đi và Trở về”. Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên thực hiện lời thề của các chiến sĩ Thủ đô: “Ra đi, hẹn một ngày về”.

“Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi chuẩn bị về giải phóng Bắc Giang thì có lệnh đình chiến. Đơn vị về tập kết tại Phùng. Ngày 6/9/1954, có một cán bộ tham mưu của ta ở trong nội thành ra phổ biến nhiệm vụ với tôi. Lúc đó, tôi mới biết mình được vinh dự vào tiếp quản Thủ đô”, Đại tá Dương Niết hồi tưởng lại.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua.

Hành quân về Phù Lỗ, tại đây, các chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca được học kỹ 10 điều khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. “Vì chúng ta với Pháp trao đổi với nhau tại Hội nghị Trung Giã, trước khi Pháp rút, ta phải vào tiếp quản, nhưng Pháp yêu cầu ta không cho bộ đội chủ lực vào, không mang súng trường, không đeo huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, vì 2 tiếng Điện Biên lúc đó là ác mộng đối với sĩ quan và binh lính của Pháp. Đêm 7/10, chúng tôi về ngay làng Vân ở đầu cầu Đuống. Nhân dân vui mừng, phấn khởi ra đón chúng tôi”, Đại tá Dương Niết kể.

Trong hồi tưởng của Đại tá Dương Niết, trải qua cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với ông chính là những ngày cùng đồng đội trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954. Cả Hà Nội rộn ràng đón mừng ngày hội lớn.

Buổi sáng tiến vào Thủ đô, đến 15 giờ chiều 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, lá cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức tung bay, còi Nhà hát Thành phố nổi lên, hàng chục vạn quân dân Hà Nội trang nghiêm dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau nhiều năm xa cách Thủ đô, các chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca được trở về, hòa cùng với nhân dân đón mừng ngày chiến thắng, dưới bầu trời tự do, rực rỡ cờ hoa. Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đọc thư Bác Hồ gửi đồng bào Thủ đô khiến ai nấy vô cùng xúc động.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện người dân đón chào đoàn quân.

Sau tiếp quản Thủ đô, Đại tá Dương Niết tiếp tục công tác trong quân đội; sau đó làm Hiệu phó Trường Trung cao Không quân (nay là Học viên Phòng không - Không quân), năm 1991 về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

Xúc động khi nhắc về những người đồng đội, Đại tá Dương Niết chia sẻ: “Trong số 214 chiến sĩ Bình Ca vào tiếp quản Hà Nội năm 1954, đến năm 2019, ở Hà Nội còn 5 người, nhưng đến nay 4 người đã ra đi, chỉ còn lại mình tôi. Các anh ấy ra đi đều ở tuổi 90 và trên 90”.

Ngày trở về tiếp quản Thủ đô năm đó mãi là dấu son trong những trang vàng của lịch sử cách mạng nước ta, thể hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của toàn thể đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh cho dân tộc. Khi được xem những hình ảnh tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội, ông Niết như được sống lại năm tháng hào hùng đó.

Ông mong rằng, âm hưởng của bản hùng ca Hà Nội chiến đấu và chiến thắng vẫn luôn vang vọng tới mọi thế hệ, nhất là những thế hệ trẻ. Qua đó, thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đầy tự hào của cha ông.

Phương Ngân

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Sáng 25/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông Nghị quyết về việc quyết định biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện.
Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sáng 25/2, tại Kỳ họp 21 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết thành lập cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc thành phố Hà Nội.
Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, việc chăm lo, thực hiện tốt các chính sách phúc lợi để công nhân lao động (CNLĐ) yên tâm làm việc luôn được Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam quan tâm. Qua đó, tạo nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống người lao động.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Từ sự cố bùn phun trào vào nhà dân, đường đi khu dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã quận Ba Đình, Hà Nội do quá trình thi công dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây ra cho thấy, nhiều câu chuyện pháp lý liên quan đến việc đảm bảo tính mạng con người cũng như an toàn trong xây dựng. Vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có bị xử phạt hành chính?
Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Tại Hà Nội những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, việc phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, Thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025 - 2030, với việc sẽ đầu tư mới toàn bộ xe buýt công cộng, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh.
Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (25/2), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quận Cầu Giấy và Thủ đô.

Tin khác

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...
Hà Nội: 1.886 học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 9

Hà Nội: 1.886 học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 9

1.886 học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2024 - 2025.
Khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công số 1 quận Đống Đa

Khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công số 1 quận Đống Đa

Sáng 24/2, quận Đống Đa tổ chức Khai trương Trung tâm Phục vụ hành chính công số 1 (trụ sở tại số 71 phố Tôn Đức Thắng), thực hiện giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc 4 phường (Cát Linh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Chương, Hàng Bột).
Lễ hội chùa Hương: Văn minh hơn nhưng vẫn còn "hạt sạn" cần xóa bỏ

Lễ hội chùa Hương: Văn minh hơn nhưng vẫn còn "hạt sạn" cần xóa bỏ

Lễ hội chùa Hương 2025 có nhiều điểm mới văn minh trong công tác tổ chức lễ hội nhằm đảm bảo an toàn và trật tự cho du khách được đánh giá cao.
Hà Nội chuẩn bị triển khai dự án nhà ở xã hội tại huyện Thạch Thất

Hà Nội chuẩn bị triển khai dự án nhà ở xã hội tại huyện Thạch Thất

26.214,8m2 đất tại xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) sẽ được giao cho địa phương để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Mục Uyên 2, xã Tân Xã và xây dựng nhà ở xã hội.
Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Chiều 21/2, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 36 với nhiều nội dung quan trọng.
Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Ngày 24/2, quận Đống Đa sẽ ra mắt “Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính (TTHC) liên phường” đầu tiên trên địa bàn quận với kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của mô hình bộ phận một cửa truyền thống, để giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Hơn 1.424 tỷ đồng xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài

Hơn 1.424 tỷ đồng xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài

Dự án hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng sẽ có quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.424 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố.
Trở lại thôn Xuân Hòa nơi 118 hộ dân sống “lửng lơ” về địa giới

Trở lại thôn Xuân Hòa nơi 118 hộ dân sống “lửng lơ” về địa giới

Những ngày đầu Xuân, khi những hạt mưa bụi còn giăng đầy trên khắp nẻo quê, chúng tôi tìm về thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì nơi có 118 hộ dân với 370 nhân khẩu ròng rã trong hơn 7 năm qua phải sống cảnh nhân khẩu thuộc huyện Ba Vì, thổ cư thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vấn đề này đã được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội - Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Ba Vì sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 5/12/2024.
Tự hào những chiến sĩ mang trên mình “màu áo lúa chín vàng”

Tự hào những chiến sĩ mang trên mình “màu áo lúa chín vàng”

Cùng với sự nỗ lực ngày đêm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), góp phần giữ bình yên cho Thủ đô, những nghĩa cử cao đẹp, những gương người tốt việc tốt của từng cán bộ, chiến sĩ đã tô thắm thêm trang sử hào hùng 79 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động