Ký ức ngày trở về của đoàn quân chiến thắng

(LĐTĐ) Đã 65 năm qua đi, ngày trở về khi xưa giờ đã là những ký ức sâu sắc, in đậm trong tâm trí của những người quân và dân Thủ đô. Đặc biệt hơn, ký ức ngày về tiếp quản đó vẫn mãi vang vọng trong trái tim của từng người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô khi ấy. Câu chuyện của họ vẫn mãi là những minh chứng sống động giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về những ngày thu lịch sử tháng Mười năm 1954.
ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang Những “cửa ngõ” giúp Thủ đô cất cánh
ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang 65 năm vang vọng Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu
ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang Vẹn nguyên ký ức ngày trở về

Vang vọng lời thề quyết tử

Trong những ngày thu tháng Mười lịch sử, chúng tôi tìm đến nhà bà Vũ Thị Minh Uyển (sinh năm 1926) để lắng nghe câu chuyện về người phụ nữ tự vệ thành, quyết đem hết sức mình để bảo vệ “trái tim của cả nước”.

ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang
Ông Phùng Đệ vẫn nhớ ngày trở về tiếp quản Thủ đô

Là con gái Hà Nội gốc, vóc dáng nhỏ nhắn, tham gia phong trào cách mạng khi còn là thiếu nữ nhưng bà đã có mặt trong hàng ngũ những người con dũng cảm, cảm tử quân anh dũng của Thủ đô ngay từ ngày đầu kháng chiến. Để đến bây giờ, dẫu cuộc chiến đã qua, thời gian khiến bất kỳ ai cũng phải già đi, song trái tim của người chiến sĩ cách mạng Vũ Thị Minh Uyển vẫn đập những nhịp rộn ràng khi nhớ về những ngày tháng hào hùng ấy.

Trước khi cách mạng nổ ra, thiếu nữ Vũ Thị Minh Uyển chịu cảnh cha mẹ mất sớm, bà phải sống cùng chú thím. Phải làm đủ thứ nghề như đan lát, nội trợ đã giúp cho bà Uyển sớm có tính tự lập, tự tin quyết đoán, dám hành động theo những gì mà bản thân nghĩ.

Hai mươi tuổi, cùng với bạn bè đồng trang lứa, bà quyết tâm tham gia vào đội tự vệ Hàng Buồm. Lúc đó, công việc của tự vệ chỉ là đi gác đêm, phát lương thực cho những người khó khăn sau nạn đói kéo dài, phụ trách đội thiếu niên nhưng bà cũng cảm thấy ý nghĩa, sự tự hào của tuổi trẻ.

Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp khi muốn xâm chiếm nước ta một lần nữa, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi trong đêm 19/12/1946, cả Hà Nội đồng lòng bước vào thời kì chiến đấu.

Không chút đắn đo, bà Uyển đã quyết định ở lại và xung phong vào hàng ngũ của những chiến sĩ trong Tiểu đoàn Đông Thành – tức Tiểu đoàn 102 trong những ngày tháng lịch sử của mùa đông năm 1946. Theo lời kể của bà, phân khu Đông Thành khi ấy có vị trí đặc biệt hiểm yếu, nằm sát thành cổ Hà Nội, đại bản doanh của quân đội Pháp, cũng là nơi tập trung quân đội Pháp đông nhất, thường xuyên bị địch uy hiếp.

Do vậy các chiến sĩ phải chiến đấu vô cùng quyết liệt. Gần như đã thành quy luật, sáng địch đánh ta, chiều xâm xẩm tối là lúc ta đánh trả. Mỗi trung đội một nhiệm vụ, phụ trách một tuyến phố nhất định nhưng đều giữ vững một niềm tin son sắt: Bằng mọi giá phải bảo vệ Thủ đô an toàn.

Đêm 30 Tết đầu tiên khi bước vào cuộc chiến, Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bài thơ chúc Tết đến toàn thể nhân dân Hà Nội. Với nhiệm vụ giao liên, bà Uyển đã đi khắp các con ngõ nhỏ của Hà Nội tuyên truyền, đọc bài thơ động viên người dân ủng hộ kháng chiến.

Ngày hôm nay, khi đã ở tuổi ngoài 90, bà Uyển vẫn không thể quên từng lời, từng chữ và rưng rưng mỗi khi nhắc lại: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió/ Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông/Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng/Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào/Sức ta đã mạnh, người ta đã đông/Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi/Thống nhất độc lập, nhất định thành công”.

Có lẽ, một phần nhờ sự kiên trì bền bỉ của những người làm nhiệm vụ giao liên như bà, trong cuộc chiến 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội (từ 19/12/1946 đến 17/2/1947), mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô không quản ngại hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, giam chân kẻ thù tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về chiến khu an toàn, đưa khối lượng lớn máy móc thiết bị lên chiến khu, góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang
Đối với ông Đặng Văn Tích, ngày Giải phóng Thủ đô là ngày trở về lịch sử

Trong những ngày tháng đầy cam go những cũng không kém phần máu lửa, chính bà Uyển là người chỉ đường, cùng với đồng đội và người dân phố cổ Hà Nội ngày đêm đục tường, nối thông các ngôi nhà, đào hầm dưới vỉa hè, lòng đường tạo thành “trận đồ bát quái” tiêu diệt địch. Rồi đến nạn thiếu nước sinh hoạt, bà đã cùng đồng đội bí mật thăm dò và vận chuyển về cho đơn vị.

Từ góc phố Hàng Quạt, phố Bát Đàn… dấu chân bà đều đã đi mòn trong từng con phố cổ. Đây cũng là nhiệm vụ nguy hiểm vì giặc đi tuần rất đông, chỉ cần sơ ý là có thể bị bắt ngay, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước, bất chấp hiểm nguy những cuộc thăm dò, việc tìm kiếm nguồn nước của bà và đồng đội vẫn cứ bắt đầu. Cứ thế người nữ cảm tử đã đóng góp sức nhỏ bé của mình vào cuộc chiến đấu 60 ngày đêm một cách miệt mài, hăng say như bao đồng đội khác.

Đêm 17/2/1947 mãi là đêm không thể nào quên đối với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô khi được lệnh rút khỏi Hà Nội. Liên khu I của bà Uyển tập trung ở ngõ Phất Lộc. Hàng nghìn người đã buộc dây thừng vào nhau, lội qua sông tiến vào “lối rút thần thánh”. Đoàn quân của bà Uyển là một trong những đoàn rút cuối cùng khỏi thành Hà Nội.

Trải qua rất nhiều năm về sau này, bà Uyển vẫn nhớ như in tinh thần “thép” của những người chiến sĩ cảm tử, những người con của đất Hà Nội chiến đấu để bảo vệ quê hương. Dẫu họ đã không ít lần phải chứng kiến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, hiểu rõ con đường phía trước nhiều gian khổ, mất mát, thậm chí là hy sinh nhưng trái tim những cảm tử quân không hề run sợ, họ đã luôn sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Khi phải rời xa Hà Nội, ai ra đi cũng đau đáu một ngày trở lại, khắp các dãy tường nhà đều được khắc những dòng chữ bằng sơn màu hoặc than “Ra đi hẹn ngày trở về” với mãnh liệt niềm tin kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi.

Ngày về vinh quang

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết đã đánh dấu sự thất bại của Pháp ở chiến trường Việt Nam. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương.

Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản Thành phố. Ngày giải phóng Thủ đô đã diễn ra như ngày hội, đó là kết quả sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự hy sinh chiến đấu của toàn dân suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ để “làm một Điện Biên” và “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang
Bà Vũ Thị Minh Uyển kể lại ký ức của những tự vệ thành quyết tâm bảo vệ Thủ đô.

65 năm đã trôi qua những dấu tích của chiến tranh, của một Hà Nội xưa cũ, giờ đây phần lớn đã được thay thế bằng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại. Nhưng ký ức về ngày tiếp quản rực rỡ cờ hoa về một Hà Nội hoàn toàn giải phóng thì vẫn còn mãi trong tâm trí của những người chứng kiến thời khắc lịch sử năm ấy. Trò chuyện cùng những người lính thuộc Trung đoàn Thủ đô năm xưa, dù tuổi đã cao nhưng họ vẫn linh hoạt kể lại chuyện xưa và vẫn vẹn nguyên một tình yêu Hà Nội.

Lịch sử đã ghi lại ngày 10/10/1954 như một mốc son chói lọi, đúng 5h sáng, lệnh giới nghiêm vừa hết, cả Thành phố náo nhiệt hẳn lên. Đeo huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” trên ngực, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô “trùng trùng, điệp điệp” trở về với Thành phố quê hương.

Ngày 10/10/1954 đối với nhân dân cả nước là Ngày Giải phóng Thủ đô, còn đối với Trung đoàn Thủ đô, đó là “Ngày về lịch sử”, “Ngày về” mà bao thanh niên hằng mơ ước suốt chặng đường vạn dặm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Và cuối cùng, “Ngày về” ấy cũng đã đến.

Buổi sáng hôm ấy, anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 Trần Đông dẫn đầu đội hình bộ binh tiến từ khu vực Mai Dịch qua Ô Cầu Giấy, Kim Mã, Hàng Đẫy, vườn hoa Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, Cửa Bắc vào thành Hà Nội.

Từ phía Nam một đội hình bộ binh khác gồm Trung đoàn Tu Vũ và Đại đoàn do Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tu Vũ chỉ huy từ Việt Nam Học xá lần lượt tiến qua Bạch Mai, phố Huế, ra Tràng Tiền rồi vòng về khu vực Đồn Thủy.

Tiến sau đội hình bộ binh là đội hình cơ giới, hơn 100 xe Molotova nước sơn màu lá mạ còn mới tinh khôi, cánh cửa in phù hiệu sao vàng trên nền đỏ, nối đuôi nhau tiến vào nội thành. Trên xe, các chiến sỹ ngồi ngay ngắn, súng dựa trên sàn, lưỡi lê tuốt trần sáng loáng. Dẫn đầu đội hình cơ giới là một đoàn xe com-măng-ca mui trần.

Trên xe đầu tiên, Tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố, giơ tay chào đồng bào. Tiếp theo đó là xe của bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính, rồi đến xe của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn là Chính ủy Song Hào, Đại đoàn phó Cao Văn Khánh. Sau đoàn Molotova chở bộ binh là đội hình pháo binh. Những khẩu đội pháo cao xạ nòng súng vươn thẳng trời cao với các chiến sĩ ngồi nghiêm trang trên mâm pháo.

Ông Phùng Đệ, Nghệ sĩ ưu tú, người Vệ út năm xưa hồi tưởng lại: “Khi rút khỏi Hà Nội, chúng tôi ai nấy đều buồn, nhớ Hà Nội lắm, chỉ mong chờ đến ngày được trở lại. Cuối cùng ngày mong chờ đó đã đến, ngày 10/10/1954 chúng tôi trở về Hà Nội, được đón tiếp trong rừng cờ hoa rực rỡ với những tiếng reo hò hoan hô của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô trở về giải phóng quê hương, giải phóng Hà Nội.

Đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội đi qua các phố để về sân Cột Cờ trong Hoàng Thành Thăng Long. Đoàn người đi tới đâu là rừng cờ hoa vẫy chào với những tiếng hát xen lẫn tiếng hò reo “Hoan hô các chiến sĩ về giải phóng Thủ đô”, “Hồ Chủ tịch muôn năm”… Không khí ngày đó thật hào hùng và náo nức. Lịch sử Hà Nội có lẽ chưa có ngày nào tưng bừng và vui sướng như ngày hôm đó.

Trong sân Cột Cờ các khối bộ binh, pháo binh, công binh, thông tin, cơ giới, quân y đội ngũ trang nghiêm thẳng tắp, các chiến sĩ trang phục mới tinh. Nhân dân Hà Nội ăn mặc chỉnh tề, trang phục của các cô gái và các em thiếu nhi nhiều màu sắc, tay cầm cờ hoa đứng bao kín phía sau các khối quân đội, trông rực rỡ, đẹp như một vườn hoa khổng lồ của một mùa xuân”, ông Phùng Đệ nhớ lại khoảng khắc lịch sử thiêng liêng.

Đối với ông Nguyễn Mạnh, cựu chiến binh D54 Trung đoàn Thủ đô E 102 F 308 ngày 10/10/1954 thực sự là ngày trở về lịch sử, Hà Nội bước sang một trang mới. Theo ông Mạnh, khi ấy, nhân dân nội, ngoại thành Hà Nội cả năm cửa ô nao nức, mong chờ đoàn quân chiến thắng trở về.

ky uc ngay tro ve cua doan quan chien thang
Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến qua phố Hàng Gai. Ảnh: Tư liệu

Đoàn quân đi đến đâu là tiếng reo hò nổi lên như sóng dậy. Đường phố rực màu cờ, chật ních người. Những gương mặt rạng rỡ, nụ cười ánh mắt, tay vẫy cùng những giọt lệ. Trung đoàn Thủ đô, sau chiến dịch Điện Biên Phủ hành quân về Phùng – Sơn Tây để chuẩn bị quân trang, quân dụng, và bước vào học tập chính trị 10 điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ khi vào Thành phố mới giải phóng. Trong các thôn xã ở huyện Đan Phượng, Phùng, nhà nào nhà ấy tối đến sáng đèn đỏ lửa, quân và dân hội họp ca hát mừng ngày đất nước hòa bình.

“Sáng hôm đó là một ngày lịch sử với lời thề năm xưa “Ra đi hẹn ngày về”, cả Hà Nội khi ấy được trang điểm rực rỡ, cổng chào, khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng, cờ, hoa nhộn nhịp không khí thiêng liêng như ngày Tết, tưng bừng rạo rực của một ngày hội lớn – Ngày chiến thắng – Thủ đô đã hoàn toàn giải phóng.

Nhân dân ai cũng mặc quần áo đẹp chỉnh tề, mẹ bế và dắt con, tay cầm cờ hoa đủ màu sắc, từng đoàn đứng kín hai bên hè phố, các ngả đường mà bộ đội đi qua vẫy tay chào mừng các chiến sĩ”, ông Mạnh xúc động nhớ lại cảm giác xốn xang không thể tả nổi của mình trong ngày trước khi tiếp quản Thành phố và niềm vui sung sướng vỡ òa khi ông được đi giữa hàng quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của nhân dân chào đón.

Khi đó, Tiểu đoàn 54, do anh Trần Đông dẫn đầu cùng với Trung đoàn Thủ đô đi vào Ô Cầu Giấy, Cửa Nam qua Nguyễn Thái Học, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu đến đâu cũng là rừng người và cờ hoa vẫy chào… Đơn vị vào tập trung tại sân Cột Cờ trong thành Hoàng Diệu. Các đơn vị xếp hàng thẳng tắp. Cờ Tổ quốc rộng 42 m2 đang tung bay trước gió trên đỉnh Cột cờ cổ kính của Thủ đô 36 phố phường.

Cùng tâm trạng xúc động nhớ lại Ngày giải phóng Thủ đô, ông Đặng Văn Tích, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đến giờ vẫn không quên hình ảnh, không khí háo hức, khí thế sôi nổi của ngày về lịch sử: “Hồi đó, chúng tôi đóng quân ở Thái Nguyên, nhớ Hà Nội lắm, chúng tôi còn lấy tre, nứa, lá làm thành hình Tháp Rùa ở giữa một khu ruộng để ngắm cho đỡ nhớ.

Có thể nói là ngày nào, đêm nào, chúng tôi cũng đau đáu mong ngày trở về, cũng nhớ về Hà Nội da diết. Đến khi được trở về Hà Nội thấy không khí vui tươi, phấn khởi của đồng bào và các cổng chào được dựng lên khắp nơi thì chúng tôi sung sướng lắm. Lúc đó, tôi đang ngồi trên ô tô, cũng cố nhoài người ra để vẫy chào mọi người, khi ấy sung sướng, tự hào lắm”.

Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Thủ đô ta hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; nhân dân lao động vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Từng bước tiến đến xây dựng một Thủ đô hiện đại, thành phố vì hòa bình là điểm đến của đông đảo bạn bè quốc tế.

Hoa Nguyễn – Phương Ngân

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động