Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa

(LĐTĐ) Mang trên mình “sứ mệnh” là khu công nghệ cao dẫn dắt nền kinh tế phát triển trong kỷ nguyên số, song vì nhiều lý do đến nay Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa đạt kỳ vọng như mong muốn. Việc Bộ Kế hoạch - Đầu tư đặt Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia tại đây gắn với việc Chính phủ đồng ý chuyển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về thành phố Hà Nội quản lý đúng vào thời điểm Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó lấy hợp tác khoa học - công nghệ làm trọng tâm khiến các chuyên gia cho rằng: Khu công nghệ này đã có đầy đủ yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa để bứt tốc; trở thành đầu tàu trong quá trình phát triển Thủ đô.
“Thắp lửa” cho khu công nghệ cao Hòa Lạc Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ trình diễn công nghệ tại Việt Nam

“Điểm nhấn” gặp “đầu tàu”

Những năm qua, Hà Nội luôn chú trọng phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (đạt khoảng 320.000 tỷ đồng), với khoảng gần 8.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin và có 2/5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước.

Từ cơ sở này, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng. Đây là tiền đề thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp này cũng khẳng định lựa chọn Hà Nội là nơi để mở rộng đầu tư, kinh doanh trong những năm tới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Đơn cử như vào cuối tháng 6 vừa qua, Tập đoàn N&G (Việt Nam) và Tập đoàn SEIN I&D (Hàn Quốc) đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng "Tổ hợp Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc" tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Tổ hợp Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc có quy mô 200 ha với các phân khu sản xuất, khu nghiên cứu phát triển (R&D), khu nhà ở, khu logistics... Từ Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, các nhà đầu tư Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phối hợp xây dựng các tổ hợp sản xuất tại các địa phương khác, qua đó tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia.

Các tập đoàn công nghệ lớn đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hà Nội tương tự như Tập đoàn Samsung nhấn mạnh, hướng đi này có nhiều thuận lợi trong bối cảnh Hà Nội là nơi tập trung 82% trường đại học, 65% cán bộ khoa học cao cấp nhất, 80% tiềm lực nghiên cứu khoa học - công nghệ trọng điểm của cả nước.

Đứng trước những thuận lợi này, mục tiêu của Hà Nội là phấn đấu thu hút 30 - 40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; vốn giải ngân đạt 20 - 30 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025. Thực tế, nhiều chuyên gia cũng đánh giá, với số vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI) đăng ký trên 33 tỷ USD tính đến cuối năm 2022 thì khả năng Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội đang trong giai đoạn phát triển quan trọng là xây dựng lại Luật Thủ đô, có 2 quy hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn 2065. Theo đó, Hà Nội đã xác định một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác các lợi thế của Thủ đô cũng như các thế mạnh của các tỉnh, Thành phố trong vùng như lĩnh vực bất động sản, hạ tầng thương mại, ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng.

Trên cơ sở đó, Thành phố ưu tiên thu hút vốn FDI chọn lọc thông qua các dự án chất lượng, các sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia, có thể kể đến một số lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng trong thời gian tới như nông nghiệp, du lịch, giáo dục - y tế. Đây đều là những ngành then chốt, có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sinh học… và được đánh giá có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất gắn với đào tạo nhân lực. Một nền tảng quan trọng để thành phố Hà Nội đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.

Trong khi đó, với những tiềm năng vốn có của mình, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 106 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 85.602 tỷ đồng và 702,57 triệu đô la Mỹ trên tổng diện tích khoảng 380ha. Trong 106 dự án của nhà đầu tư nêu trên có 60 dự án đang hoạt động góp phần tạo việc làm cho khoảng 14.500 lao động có tay nghề. Tính riêng trong năm 2022, doanh thu của các doanh nghiệp tại đây đạt khoảng 18.000 tỷ đồng và nộp ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng. Nhiều dự án đầu tư đã làm chủ được công nghệ lõi, các công nghệ cao có những thành tựu quan trọng, bước đầu lan tỏa và đóng góp vào nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, thách thức. Rõ nhất là sau một thời gian phát triển, trong bối cảnh thay đổi cùng với những khó khăn về đô thị, nhà ở và giao thông đi lại chưa thuận lợi… đòi hỏi cần có điều chỉnh nhất định. Cùng với đó, một đòi hỏi căn cơ trong quá trình phát triển thời gian tới đó là vẫn rất cần giữ được nguyên gốc phát triển công nghệ lõi chứ không phải phát triển lấp đầy thành một khu công nghiệp công nghệ cao.

Thực tế này đòi hỏi để có thể bảo đảm trở thành đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa đến các Khu Công nghệ cao khác đối với một số ngành, lĩnh vực và là mô hình mẫu về Khu Công nghệ cao ở Việt Nam, đúng với định hướng ban đầu xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trở thành đặc khu khoa học và công nghệ cấp quốc gia, thành phố Hà Nội phải bổ sung các cơ chế, chính sách mới, đặc thù, vượt trội cho công tác xây dựng, phát triển và quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài ra, với đặc thù riêng của mình, các khu Công nghệ cao đòi hỏi cần có những chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao đến làm việc... Điều này hoàn toàn phù hợp với những điều kiện dự thảo đang được nghiên cứu tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Nghị định quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sửa đổi.

Đơn cử như ngay tại buổi làm việc với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc chuyển giao, thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án còn khó khăn, vướng mắc về trình tự lập, phê duyệt dự án. Mặt khác, Thành phố sẽ tiến hành rà soát các dự án giao thông trên địa bàn, cân đối ngân sách, đề xuất các phương án để Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có vai trò tạo động lực về khoa học công nghệ đối với cả nước mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm giải quyết những vướng mắc để thu hút các nhà đầu tư mạnh mẽ hơn.

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc đã nhiều lần được điều chỉnh về quy hoạch; cơ chế, chính sách qua các giai đoạn cũng có nhiều thay đổi. Đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đạt được một số thành tựu như thu hút được 101 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 97.000 tỷ đồng. Bốn trường đại học lớn đã đầu tư, tạo nguồn nhân lực công nghệ cao. Một số cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ đã hình thành như: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Trạm điều khiển Vệ tinh nhỏ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu phát triển ứng dụng và Chuyển giao công nghệ của Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao và Giám định công nghệ của thành phố Hà Nội...

Theo Nghị quyết số 119 Chính phủ ký ban hành ngày 1/8, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được bàn giao về UBND thành phố Hà Nội. Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tiếp nhận về tổ chức, hoạt động, các nhiệm vụ, dự án đầu tư công... Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc tiếp tục sử dụng kinh phí và triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt cho đến khi có quyết định điều chỉnh.

Có thể nói, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc vẫn duy trì được mục tiêu, định hướng phát triển đề ra và bước đầu đã có được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc xây dựng, phát triển Khu Công nghệ cao Hoà Lạc trong thời gian qua vẫn chưa được như kỳ vọng, còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; về nguồn lực đầu tư, hạ tầng kỹ thuật. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng để Khu Công nghệ cao Hoà Lạc hoạt động hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội cần sớm có chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuộc thẩm quyền cũng như các đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền để khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Trong đó, về công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cần tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Thành phố đã chỉ đạo. Trong đó, tập trung xử lý dứt điểm giải phóng mặt bằng đối với diện tích 183ha còn lại. Để làm được điều này, cần triển khai sớm các dự án khu tái định cư, các khu đất dịch vụ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện các dự án kết nối hạ tầng giao thoog, trong đó cần rà soát các dự án giao thông trên địa bàn còn đang vướng mắc, cân đối ngân sách, đề xuất các phương án. Trong đó ưu tiên giải quyết những nút, tuyến giao thông trọng điểm kết nối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc như các tuyến đường sắt đô thị, đường bộ…

Cần phải khẳng định, việc phát triển khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng là phù hợp với định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị Thủ đô theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045. Trong đó, Thành phố phía Tây (PV - Xuân Mai, Hòa Lạc) sẽ có quy mô khoảng 251km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Đất xây dựng đô thị khoảng 135km2, dân số khoảng 1,08 triệu người. Khu vực ngoại thị khoảng 116 km2, dân số khoảng 0,12 triệu người.

Trong đó, định hướng đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo - giáo dục chất lượng cao. Đây là thành phố của những trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm thí nghiệm, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Thành phố Hà Nội sẽ có những chính sách ưu tiên để thu hút nhân lực chất lượng cao và doanh nghiệp đến làm việc và sinh sống.

Đối với đô thị Xuân Mai sẽ là trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục như trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, trung tâm dịch vụ… Một phần thành phố dự kiến phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh hóa phẩm phục vụ cho Hà Nội, khu vực vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía bắc. Cùng với đó sẽ hình thành đô thị thông minh, thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, tiếp thu trình độ khoa học - công nghệ quốc tế, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa
Mô hình khu công nghệ trong tương lai.

Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, từ những năm 1998, Hà Nội đã nêu mong muốn xây dựng thành phố khoa học công nghệ, giáo dục ở khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai. Sau hơn 20 năm, Hà Nội lại đặt vấn đề xây dựng thành phố ở khu vực Xuân Mai - Hòa Lạc là hoàn toàn có cơ sở cũng như tính khả thi, vì nhiều chính sách đã có sự điều chỉnh trong đó có chính sách “Thành phố trong Thành phố” và Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có những nền tảng ban đầu.

Từ kinh nghiệm thí điểm thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 2 năm qua, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, Hà Nội cần có mô hình chính quyền thích hợp, đủ năng lực quản lý và đặc biệt cần kiên định mục tiêu ban đầu nhằm duy trì đầu mối liên kết với các vùng.

Kỳ vọng là “thung lũng Slicon” của Thủ đô

Sau khi Việt Nam - Hoa Kỳ nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, dự Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc từ diễn ra trung tuần tháng 9/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ tại thung lũng Silincon. Cụ thể, thăm Công ty sản xuất Chip bán dẫn Nvidia – doanh nghiệp đứng đầu Hoa Kỳ về lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, với giá trị vốn hóa đạt 992 tỷ USD (tháng 5/2023); thăm Công ty Synopsys, doanh nghiệp chuyên cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn. Năm 2022, Synopsys có 19.000 nhân viên và đạt doanh thu 5,08 tỷ USD. Synopsys mong muốn tạo hệ sinh thái bán dẫn trên toàn thế giới. Thủ tướng cũng tới thăm Công ty Meta Platforms (trước đây có tên là Facebook) - tập đoàn công nghệ đa quốc gia, sở hữu và vận hành Facebook, Instagram, Threads và WhatsApp cùng với các sản phẩm và dịch vụ khác. Meta là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, doanh thu năm 2022 là 116,6 tỷ USD và nằm trong số 10 tập đoàn niêm yết có giá trị lớn nhất tại Hoa Kỳ. Đây được coi là 1 trong 5 công ty công nghệ thông tin lớn của Mỹ, cùng với công ty mẹ của Google là Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft. Đồng thời, Thủ tướng cũng có buổi tiếp làm việc với tỷ phú Bill Gates “ông chủ” Tập đoàn Microsoft.

Điều đáng mừng, tại các buổi làm việc trên, lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Mỹ đều rất “háo hức” với thời khắc lịch sử về nâng quan hệ Việt- Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và hứa đã và sẽ hợp tác đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam, nhất là lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, chíp vi mạnh. Trong đó, một số đối tác đã ký hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Với một Thành phố có nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; có hạ tầng cơ sở tốt lại có sẵn Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, chắc chắn rằng tới đây nơi này sẽ điểm đến của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và Hoa Kỳ. Hà Nội đã dọn tổ để đón đại bàng, hy vọng thời gian không gia Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và “thành phố Hòa Lạc” sẽ thành “thủ phủ” về khoa học công nghệ của đất nước, góp phần thực hiện hóa mục tiêu đất nước hùng cường.

Việt Nam hiện có ba khu công nghệ cao. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập từ năm 1998, tại huyện Thạch Thất và Quốc Oai (tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) và là khu công nghệ cao duy nhất không trực thuộc chính quyền địa phương. Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có quy mô gần 1.600 ha, được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các tiện ích và khu chức năng. Quy mô dân số theo dự báo đến năm 2030 là 229.000, trong đó dân số thường trú khoảng 99.300. Đến tháng 5/2023, tổng diện tích đã giải phóng mặt bằng là 1.410 ha.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

(LĐTĐ) Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024

Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Khối lượng thi công hiện trường tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã đạt 100%, trong tháng 12/2024 Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu nhà nước sẽ thực hiện nghiệm thu toàn bộ dự án.

Tin khác

Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động