Làm báo trong kỷ nguyên số phải luôn song hành nội dung và công nghệ
Gia tăng quyền, lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội TP.HCM: Cảnh báo thủ đoạn đe dọa khoá sim để lừa đảo |
Sáng 18/3, tại Hội Báo toàn quốc năm 2023, talkshow “Người làm báo trong kỷ nguyên số” được tổ chức với sự tham gia của các diễn giả là: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị; nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Điện tử Dân Việt/Nông thôn Ngày nay.
Đại biểu tham dự buổi Talkshow. |
Nội dung buổi Talkshow xoay quanh vấn đề vai trò của người làm báo trong kỷ nguyên số, những cơ hội và thách thức của người làm báo trong bối cảnh hiện nay, đồng thời đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm làm báo trong thời kỳ mới.
Thách thức lớn của người làm báo
Chia sẻ tại buổi talkshow, các nhà báo đã kể về những kỷ niệm hàng chục năm làm báo, từ thời “chỉ có bút và giấy” đến giai đoạn làm báo hiện đại, khi mà khoa học công nghệ đã hiện hữu trên nhiều mặt của báo chí.
“Tuy nhiên dù ở bất kỳ thời kỳ nào, tinh thần cống hiến, chiến đấu của nhà báo cũng không giờ thay đổi. Công nghệ số càng phát triển, trách nhiệm của nhà báo càng lớn hơn nhiều”, nhà báo Hồ Quang Lợi nói.
Nói về những thách thức trong bối cảnh hiện nay, nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, công nghệ làm cho thế giới thay đổi, sự ra đời của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo như ChatGPT đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết, đối với bản thân người làm nghề cần phải nhận thức rõ. Báo chí cũng phải gióng lên hồi chuông cảnh báo để công nghệ không "giết chết" cảm xúc của con người, nhà báo.
Diễn giả của talkshow “Người làm báo trong kỷ nguyên số” là các nhà quản lý, nhà báo giàu kinh nghiệm đã và đang có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí. |
Nhà báo Hồ Quang Lợi lưu ý, thách thức lớn nhất là đánh mất mình trong thời đại số, nhà báo chạy theo luồng xã hội, không có kiểm chứng trong quá trình tác nghiệp; cái quan trọng nhất là đánh mất lương tâm của người làm nghề; làm nghề không phục vụ xã hội mà chỉ làm lợi cho bản thân mình.
Đối với nhà báo Nguyễn Minh Đức, ông cho rằng với tính chiến đấu của người làm báo, những bài báo thời nào cũng phải cống hiến, phải truyền tải thông tin hữu ích tới độc giả.
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho hay bản thân tham gia làm báo từ năm 1991, khi đó phải viết báo trên giấy, đi thuê đánh máy để nộp bản thảo. Trước đây công cụ hỗ trợ ít, năng suất làm báo thấp, mỗi phóng viên, nhà báo trong 1 tuần có thể chỉ viết được 2 bài, thì hiện nay với sự hỗ trợ của công cụ, Internet, 1 tuần có thể viết được 4 bài. Trong khi giờ đây, nhờ có công cụ hỗ trợ, sinh viên báo chí vào nghề thuận lợi tác nghiệp ở tất cả các lĩnh vực.
Theo nhà báo Nguyễn Minh Đức, phóng viên hiện nay rất áp lực về hiệu quả lan tỏa của thông tin. Ông cho rằng, nếu làm ra một sản phẩm báo chí không có người đọc thì bài báo đó chưa đạt hiệu quả. Nhà báo Nguyễn Minh Đức dẫn chứng tại báo Kinh tế & Đô thị chấm nhuận bút có 4 yếu tố, trong đó có view.
Làm sao để có lượng view cao mà vẫn làm đúng theo tôn chỉ mục đích của cơ quan, tòa soạn, nhà báo phải trở thành chuyên gia ở lĩnh vực mà mình theo dõi. Trong đó trách nhiệm của nhà báo là khi có sự kiện phải làm nhanh, có cách tiếp cận độc đáo, chia sẻ thông tin và áp dụng công nghệ. Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, các nhà báo phải học hỏi nhiều thứ, trong đó có công nghệ.
Còn theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, trước bối cảnh chuyển đổi số, thách thức lớn là nhà báo trượt theo thông tin thời sự, mạng xã hội ngày càng phát triển dẫn đến chưa đào sâu vấn đề, thông tin không còn mang tính độc quyền, cạnh tranh giữa nhiều tờ báo.
Thách thức tiếp theo đó là nhà báo khó giữ được bản lĩnh trước những lợi ích khác. “Tôi luôn nói với các bạn trẻ rằng, cứ đi là sẽ có đường, cái gì chưa biết hãy mạnh dạn mở lối cho bản thân mình. Phải biết lựa chọn hành động và đề phòng giữ mình. Giọt mồ hôi của người làm báo còn rơi là giọt mồ hôi hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ ở điểm đến mà cả trên đường đi”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói.
“Nội dung là vua, công nghệ là nữ hoàng”
Chia sẻ quan điểm, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, trong báo chí, nội dung và công nghệ luôn phải song hành. Theo đó, nội dung báo chí đương nhiên phải có chất lượng tốt để có bạn đọc. Khi có nội dung tốt thì cần phương tiện để giúp sản phẩm báo chí lan tỏa.
“Công chúng ở đâu thì báo chí ở đó. Hiện nay có câu hỏi rằng có nên tách biệt giữa nội dung và công nghệ không, tôi cho rằng nội dung tốt là vua còn công nghệ là nữ hoàng. Người làm nội dung phải nghĩ đến công nghệ. Ở trên thế giới cũng có rất nhiều nhà báo làm tốt cả 2 khía cạnh này, nhiều cơ quan để có sức mạnh thì cũng phải kết hợp nội dung và công nghệ”, nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định.
Đồng tình với nhà báo Hồ Quang Lợi, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nói thêm, giữa rừng thông tin, nhà báo phải khẳng định được trình độ, năng lực của bản thân. Báo chí hiện nay không những đối mặt với nội dung, công nghệ, mà còn cả với kinh tế báo chí. Do đó, ngoài các thông tin miễn phí, cơ quan báo chí có thể tiến tới thực hiện các sản phẩm, bài viết chuyên sâu, chuyên biệt, độc quyền để có thể thu phí đọc báo điện tử.
Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ; cách viết báo các thể loại, làm đa phương tiện, quay phim, làm Podcast, lên hình dẫn chương trình tại hiện trường. Với những đề tài độc, chuyên sâu, người làm báo phải tác nghiệp trên cả báo in, báo điện tử với nhiều hình thức thể hiện, tiếp cận chuyên sâu. Đồng thời phải yêu nghề, có trách nhiệm với xã hội; yêu thương con người, phải bảo vệ người yếu thế, đấu tranh với cái sai; luôn luôn học hỏi tính sáng tạo trong báo chí, bổ túc công nghệ, xu hướng báo chí hiện nay.
Bàn về giải pháp và kinh nghiệm trong thời gian tới, nhà báo Hồ Quang Lợi nêu rõ, với tất cả những người học nghề, làm nghề cần có 3 điều quan tâm: Học, lao động, sáng tạo. Nghề báo là nghề của sự sáng tạo, nếu không có sự sáng tạo cá nhân thì người làm bảo khó có thể khẳng định được bản sắc của mình.
Tính sáng tạo cũng là vấn đề lớn của tác phẩm báo chí đòi hỏi người làm báo phải rèn luyện, từ khi ngồi trên đến ghế nhà trường đến khi đi làm. Nghiệp vụ báo chí cần học từ thực tiễn, từ nhân dân, không chỉ tập trung vào nội dung truyền thống mà phải tìm tòi cả công nghệ số…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội
Xã hội 03/12/2024 12:54
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Xã hội 02/12/2024 22:11
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Chuyển đổi số 28/11/2024 19:53
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Chuyển đổi số 27/11/2024 22:37
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi
Infographic 27/11/2024 11:08
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46