Làm cho Hà Nội thêm hào hoa

(LĐTĐ) Nếu ví Hà Nội là bản nhạc đa thanh âm và là thành phố đa sắc màu thì những công trình kiến trúc do người Pháp để lại chính là những “nốt” nhấn góp phần làm cho đô thị Hà Nội thêm quý phái hơn…
lam cho ha noi them hao hoa Lưu giữ vẻ đẹp Hà Nội qua từng nét ký họa
lam cho ha noi them hao hoa Hàng rong và một vẻ đẹp mơ hồ... có thực
lam cho ha noi them hao hoa Ngắm Hà Nội đẹp, độc, lạ qua lăng kính máy ảnh phim

Hà Nội mang những nét khác biệt với những thành phố mới hiện đại trên thế giới. Vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội hiện hữu qua các công trình mang kiến trúc lịch sử, văn hóa lâu đời … Tuy nhiên, bên cạnh những kiến trúc truyền thống cổ xưa, những công trình kiến trúc Pháp nằm rải rác trên khắp Hà Nội cũng góp phần mang lại vẻ đẹp tổng thể cho Thủ đô.

Dù đã trải qua những thăng trầm lịch sử, từng bị thực dân Pháp đô hộ suốt trăm năm, nhưng cho đến nay, những người dân Hà Nội không thể phủ nhận rằng, phong cách kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc đã trở thành một phần của Hà Nội.

Trải qua gần 100 năm tồn tại, các công trình do người Pháp xây dựng phần lớn vẫn đang được sử dụng và là những điểm nhấn kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô, tạo nên một diện mạo đô thị Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại.

lam cho ha noi them hao hoa

Trò chuyện với chúng tôi, kiến trúc sư, tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, người đã dành gần như cả đời để nghiên cứu về kiến trúc đô thị, trong đó có kiến trúc Hà Nội cho rằng, kiến trúc Pháp là một trong những loại hình kiến trúc mang lại sự biến động lớn cho thủ đô Hà Nội.

Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, các kiến trúc đã thể hiện rất rõ ở công tác quy hoạch, tạo thành các phân khu chức năng cho Hà Nội như phân khu hành chính chính trị, tập trung ở Ba Đình, Hoàn Kiếm ngày nay; tạo ra những khu công nghiệp mới khai thác thuộc địa như các nhà máy, điển hình là nhà máy Trần Hưng Đạo, nhà máy Xe lửa Gia Lâm và một loạt nhà máy đã được di dời; tạo ra những khu ở hiện đại, phân cấp, điển hình như khu phố Pháp.

Cạnh đó, người Pháp cũng đã đưa không gian công cộng vào Hà Nội, cụ thể là các vườn hoa. Các vườn hoa này không chỉ mang yếu tố truyền thống mà còn kết hợp với yếu tố Châu Âu như bên cạnh có các tượng đài, quảng trường… chính yếu tố vườn hoa kết hợp với các quảng trường đã tạo ra cho Hà Nội một đặc thù về không gian công cộng.

lam cho ha noi them hao hoa
Đại học Đông Dương cũ

Ngoài ra, còn có các cấu trúc đô thị được phân chia thành những con phố lớn, phố nhỏ, chia ô bàn cờ, tổ chức các tuyến phố có nhịp điệu (như phố có ba biệt thự loại này, hai biệt thự loại kia… đan xen), đều là những kiến trúc thân thiện với con người với hệ thống cây xanh trải dài trên khắp thành phố.

“Người Pháp đã chủ trì xây dựng một số công trình kiến trúc, trong đó có những phong cách kiến trúc đa dạng. Khi Tổng thống Pháp sang đây đã phải công nhận hiếm đô thị nào trên thế giới giữ được các loại phong cách kiến trúc của Pháp một cách toàn vẹn như Hà Nội. Người Pháp đã đa dạng hóa cho Hà Nội những công trình kiến trúc để Hà Nội có một diện mạo tổng hòa của các yếu tố hiện đại trên thế giới, mỗi loại có một công trình cụ thể”, kiến trúc sư cho biết.

Phong cách kiến trúc Pháp có gì? Đó là điều mà nhiều người vẫn còn thắc mắc. Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Phong cách kiến trúc do người Pháp xây dựng có phong cách cổ điển Châu Âu, phong cách cổ điển và tân cổ điển Pháp, phong cách hiện đại của thế kỷ 20 do Pháp thiết kế, phong cách địa phương của Pháp như kiến trúc Angco, kiến trúc địa trung hải… và nổi trội nhất chính là phong cách kiến trúc hiện đại Châu Âu kết hợp yếu tố truyền thống của Việt Nam – hay còn gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương.

Với phong cách cổ điển và tân cổ điển, có thể kể đến Bảo tàng Quân đội nhân dân ngày nay, công trình mang đậm dấu ấn về phong cách kiến thúc thời tiền thực dân, kiến trúc thuộc địa; Phủ Chủ tịch (trước là Phủ toàn quyền được xây dựng vào năm 1902) cũng là đặc trưng của phong cách cổ điển châu Âu được lưu giữ đến nay và là công trình điểm nhấn của Ba Đình; Nhà hát Lớn cũng là phong cách đặc trưng của kiến trúc cổ điển Châu Âu được xây dựng năm 1901; Nhà Thờ Lớn được xây năm 1884 để đưa một tôn giáo mới vào Việt Nam theo lối gô tích; Nhà khách chính phủ xây dựng năm 1918 theo phong cách cổ điển Pháp… Đặc biệt, một số công trình được những kiến trúc sư người Pháp thiết kế riêng với phong cách hiện đại của thế kỷ XIX, XX như Ngân hàng Nhà nước, Tòa án Nhân dân tối cao, Ga Hà Nội.

Cũng theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, đặc trưng nhất trong kiến trúc các công trình tại Hà Nội là biết kết hợp phong cách Á-Âu. Người Pháp đã nghiên cứu yếu tố khí hậu, yếu tố truyền thống của Việt Nam, đặc trưng vật liệu địa phương kết hợp với những kiến thức châu Âu hiện đại để dựng lên những công trình mà không có một đất nước nào trên thế giới có được kiến trúc này (như Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm trên phố Tràng Tiền ngày nay.

Đây là một công trình mang tính hiện đại của công nghệ nhưng vẫn dùng mái ngói, trong khi kiến trúc Pháp không có ngói); hay một số công trình khác như Trụ sở Bộ ngoại giao, Tổng cục thể thao, Nhà thờ cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long…

Ngày nay, những người dân sinh sống ở Thủ đô vẫn còn ngẩn ngơ với công trình Tòa nhà trụ sở Bộ Ngoại giao, hay còn gọi là tòa nhà 100 mái, nhìn ra quảng trường án ngữ trục phố Chu Văn An cắt hai đường chéo phố Điện Biên Phủ và Tôn Thất Đàm, phía sau nhìn ra không gian vườn - công viên lớn phố Bắc Sơn, ở giữa nối thẳng với quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tòa nhà được xem là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội. Công trình Trụ sở Bộ Ngoại giao là sự hòa quyện hài hòa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp, lấy yếu tố trọng tâm là vườn và phố, kết hợp sự đối xứng các trụ với nhau. Kiến trúc này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia.

Nằm trên con phố Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Tòa nhà Đại học Đông dương (nay là Đại học Dược) là một công trình điển hình mang phong cách “Kiến trúc Đông Dương” kết hợp giữa kiến trúc kinh viện châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa được xây dựng ở Hà Nội.

Điểm nhấn của công trình là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói…

Những công trình kiến trúc châu Âu, kiến trúc Pháp, kiến trúc Đông Dương trong lòng Hà Nội trải qua hơn một thế kỷ giống như những bức tranh minh họa cho cuốn lịch sử trải dài của thủ đô, của đất nước.

Ẩn chứa trong lòng mỗi công trình kiến trúc không thiếu những máu xương đã đổ trong chiến tranh, nhưng chúng ta đều công nhận rằng, di sản không có lỗi, di sản tồn tại để gợi nhớ lịch sử. Chính vì thế, Hà Nội đã từ lâu nhận diện được tầm quan trọng của những công trình để có những biện pháp bảo vệ, bảo tồn và tu sửa, giúp chúng đứng vững và tồn tại lâu dài cùng với tổng thể kiến trúc hài hòa có một không hai của Hà Nội ngày nay.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động