Làm gì để phát triển thị trường nội địa nhanh, bền vững và hiệu quả?
Khai thác tối đa thị trường nội địa để kích cầu tiêu dùng | |
Phát triển thị trường nội địa: Phải lấy cung làm chủ đạo | |
Sau dịch, cơ hội để chúng ta vững bước phát triển thị trường nội địa |
Theo thống kê 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Riêng lĩnh vực thương mại nội địa thì nhiều cửa hàng cửa hiệu phải đóng cửa hoặc hoạt động một phần trong thời gian dài hoặc nghỉ hẳn kinh doanh. Nhiều siêu thị và trung tâm thương mại, cửa hàng chịu tác động mạnh bởi doanh số sụt giảm, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động của mình.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy: “Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng đầu năm 2020 đã giảm 3,9% so với cùng kì năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm đến 8,6%)”. Một mức suy giảm doanh thu chưa từng có trong nhiều năm nay ở thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp, địa phương rất coi trọng thị trường nội địa |
Những tác động không mong muốn xảy ra với ngành bán lẻ, chủ yếu cho yếu tố khách quan là khi có dịch thì tần suất mua sắm, cơ cấu tiêu dùng, giá trị mua sắm suy giảm, phương thức mua sắm của từng gia đình cá nhân người tiêu dùng có nhiều thay đổi một cách nhanh chóng, sang một thái cực mới để phù hợp với việc chống dịch như giãn cách, cách ly xã hội, hạn chế đi lại,... Theo thống kê thì trừ một số nhóm hàng như lương thực, thực phẩm thiết yếu, hàng hóa tiêu dùng nhanh, thiết bị phòng dịch, y tế là có tăng trưởng, còn lại các nhóm ngành hàng khác đều bị suy giảm mạnh.
Trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ ngày 9/5/2020 vừa qua với các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp, ngay sau khi Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch, người đứng đầu Chính phủ đã rất chú ý lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn của người dân và các doanh nghiệp, đồng thời cũng rất quan tâm đến các sáng kiến đề xuất góp phần đề xuất tháo gỡ những khó khăn cùng với nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ nhiệm vụ của các doanh nghiệp: “Các doanh nghiệp phải giữ được lao động, giữ được thị trường và phát triển thị trường, giữ được danh dự và bản lĩnh doanh nghiệp Việt Nam”. Còn người lãnh đạo Bộ Công Thương cũng phát biểu: “Thị trường trong nước là nền tảng rất quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội trong năm 2020”.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các địa phương cũng rất coi trọng vai trò của thị trường nội địa, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần ăn sâu bén rễ vào thị trường quan trọng này để phát triển, nếu chúng ta để mất thị trường nội địa, mất hệ thống phân phối, đồng thời mất cả sự liên kết giữa sản xuất và phân phối thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong lúc xuất khẩu đang gặp nhiều trở ngại, một khi khi dịch ở các nước vẫn chưa được khắc phục. Cần phải tiếp tục thực hiện phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau.
Còn có ý kiến tích cực hơn, đó là: “Hàng Việt Nam phải chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam”. Muốn vươn ra thị trường thế giới thì trước hết phải làm tốt thị trường nội địa. Câu hỏi đặt ra “Vậy chúng ta phải làm gì để phát triển thị trường nội địa một cách nhanh và bền vững, hiệu quả?”
Trước hết là vai trò của các bộ ngành và các địa phương, người đứng đầu Chính phủ đã nêu rõ: “Nhiệm vụ của các Bộ ngành và các địa phương là phải quan tâm xử lý, tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác giúp đỡ các doanh nghiệp cả về chính sách, chia sẻ với doanh nghiệp, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là giữ lạm phát, giá trị đồng tiền Việt Nam”.
Chúng ta phải tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, dỡ bỏ những thủ tục phiền hà, làm tốn công sức, thời gian, cơ hội kinh doanh và làm phát sinh những chi phí vô lý, suy giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bây giờ không phải lúc “quyền anh, quyền tôi” gây khó khăn cho sự phát triển chung. Khắc phục những vấn đề trên sẽ tạo ra môi trường thông thoáng, giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Câu chuyện giá thịt lợn tại thị trường nội địa là bài học để các doanh nghiệp, Nhà nước nhìn lại thị trường nội địa |
Đối với thương mại nội địa, cần đề xuất những chính sách hợp lý khoa học để phát triển hạ tầng thương mại bao gồm mạng lưới phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, ngoài ra còn phải chú ý phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ vận chuyển, tổ chức các kho dự trữ, hệ thống logistic và các trung tâm thu mua và giao dịch hàng hóa vùng... Không được “ngăn sông cấm chợ” để hàng hóa đi nhanh từ sản xuất đến tiêu thụ bán lẻ, bớt trung gian, thiết lập nhanh các chuỗi liên kết sản xuất phân phối ở các vùng miền trong cả nước.
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc giải quyết sức tăng trưởng vững chắc và phát triển hiệu quả của thị trường nội địa, nhưng rất tiếc rằng trong nhiều năm nay, vấn đề này Việt Nam vẫn chưa khắc phục được một cách cơ bản. Câu chuyện về một sản phẩm hàng hóa được vận chuyển từ Ecuador về Việt Nam lại tốn ít chi phí hơn so với vận chuyển hàng từ miền Nam ra miền Bắc – đó là một ví dụ minh chứng cụ thể cho những khó khăn trên con đường của hàng hóa Việt Nam đi từ sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng lành mạnh, công khai minh bạch ở trên thị trường nội địa, chống ép giá, ép cấp đối với doanh nghiệp và người sản xuất trong quan hệ mua bán, làm cho họ luôn luôn bị thua thiệt, khâu trung gian xuất khẩu bán lẻ có lúc hưởng lợi nhuận quá mức. Kiên quyết chống độc quyền trong kinh doanh, găm hàng, đầu cơ, chuyển giá, trốn lậu thuế, phải biết chia sẻ với các bạn hàng, nhất là trong những lúc khó khăn như hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm của mình về phân phối lợi nhuận: “Lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất và phân phối phải được phân bổ hợp lý”. Về giá cả: “hàng hóa hình thành trên thị trường nội địa là theo quy luật cung cầu và theo thị trường nhưng phải có cơ quan giám sát đánh giá chứ không để thị trường tự do không kiểm soát sẽ dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng”…
Phát triển thị trường nội địa sau dịch là một cơ hội đồng thời là một thử thách cam go quyết liệt, đòi hỏi nhà nước, các bộ ngành, các địa phương và nhất là các doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu thấu đáo, khoa học, tổ chức thực hiện một cách bài bản và nghiêm túc theo những định hướng mà Chính phủ nhằm trong một vài năm tới thị trường nội địa được phát triển đầy đủ, văn minh và hiện đại, đủ sức phục vụ gần 100 triệu dân.
Với sức cầu ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây và trong tương lai. Sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ và có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34